Những cách phòng bệnh ở gà đông tảo ai cũng biết, cũng đã từng được tham khảo qua các bài viết trước. Nhưng ta sẽ tìm hiểu kỹ từng bệnh, cách phòng tránh chữa trị, làm sao cho hiệu quả, giảm được thiệt hại về thu nhập cho các họ nuôi gà. Choidaga.com hôm nay, xin trình bày kỹ về bệnh mổ cắn, cách phòng ngừa, điều trị và tránh cho gà bị tái phát trở lại.
Đầu tiên tìm hiểu nguyên nhân căn bệnh gà mổ cắn trên gà đông tảo :
- vì lý do không cắt mỏ cho gà nên đây là lý do đầu tiên dễ dẫn đến bệnh
- không cân bằng các chế độ dinh dưỡng cho gà, thiếu trầm trọng các vitamin, axit amin, các thức ăn thô xanh, thiếu trầm trọng các nguyên tố vi lượng (lưu huỳnh, măng gan).
- một điều cơ bản dễ dân tới bệnh nữa là do lai cận huyết là yếu tố gây bệnh hàng đầu
- tiếp sau đó là vì chúng ta nuôi với mực độ quá đông, dày đặt, không co giãn .
- trong khi đó ánh sáng quá mức cũng dễ làm gà mổ cắn, kèm theo chuồng có không gian nóng mà độ ẩm lại cao thì đây quả là không gian để gây bệnh.
- lý do cho ăn muộn cũng là một yếu tố cơ bản, công thêm thiếu máng ăn , đông đàn, thiếu nước uống, thiếu sự phân chia lô nuôi rõ ràng, làm hổn loạn đàn gà dễ dẫn đến xung đột khi ăn uống.
>>Các kỹ thuật nuôi gà đông tảo hay <<
- do các bệnh truyền nhiễm gây ra cũng có thể nghĩ đến, tiếp tục đó là do giun sáng cũng có thể gây nên bệnh
- chúng ta dùng kháng sinh trong thời gian dài và hooc môn bị rối loạn trong thời kỳ gà sinh sản cũng là nguyên nhân
Tìm hiểu triệu trứng gà mổ cắn :
- khi thấy gà mổ nhau , mổ khắp các nơi trên cơ thể đây là triệu chứng hàng đầu nên chú ý
- chúng mổ cắn nhau khi máu chảy ra, rồi dính lên đầu mình các con gà khác, từ đó sẽ gây ra chúng sẽ bị kích thích nên sẽ cắn vào những con gà bị dính máu khác .
>>Phòng nhiều bệnh cho gà đông tảo <<
- một điều ta nhìn thấy nữa cũng là triệu chứng , dấu hiệu để phát hiện đó là gà bị sứt đầu, bị thương nhiều chỗ trên cơ thể, đây cũng là một triệu chứng rõ rệt.
- nếu thấy một con gà hay trốn một góc, stress, lười ăn, từ đó dẫn đến lâu lớn, chậm phát triển, yếu sức rồi chết, hoặc bị cắn nhiều thì mất máu cũng dễ chết.
Cách phòng bệnh cho gà cắn mổ :
- chúng ta nên đảm bảo chế độ chăm sóc nuôi dưỡng phải thật tốt và không nên lơ là việc chăm sóc gà.
- khi gà được khoảng 7-8 ngày tuổi ta nên dùng thiết bị cắt mỏ cho gà con, thế tránh được bệnh rất nhiều
- các khẩu phần ăn phải được kiểm soát và theo dõi thường xuyên, khẩu phân ăn đầy đủ dinh dưỡng , đúng với từng giai đoạn tuổi.
- về các máng cho gà ăn uống phải đầy đủ, không để chen lấn đá nhau, gây cắn mổ nhau, các con nhỏ phải nhốt ăn riêng, để có chế độ chăm sóc riêng
- còn về máng nước uống phải sạch sẽ thông thoáng, phải có nhiệt độ trung hòa giữa mùa nóng và mùa lạnh, vì thế mùa nóng nên cho thêm nhiều nước, trong nước bỏ thêm ít muối đúng với nồng độ cho phép (5gr/1lit nước)
Cuối cùng là cách điều trị :
- trước tiên chúng ta nên nuôi giãn mật độ để tránh gà bị cắn mổ làm vết thương trầm trọng.
- chúng ta tiếp tục thưc hiện cầm máu cho các con bị thương, tránh tình trạng gà khác thấy máu tiếp tục mổ cắn.
- không nên bố trí các vật nhọn xung quanh chuồng, vì những vật này làm gà thêm thương tích, làm cho gà dễ thu hút đối phương bởi máu.
- những cá thể nào hay cắn gà khác, chúng ta cắt mỏ bớt những thành phần đó, bổ sung vitamin K để có thể cầm máu khi cắt mỏ, hoạt có thể cầm máu bằng cách dùng vật đốt nóng trong khi cắt mỏ.
- chúng ta nên hạn chế ánh sáng tự nhiên, nên dùng đèn chiếu sáng nhân tạo, có màu đèn màu đỏ là hợp lý.
- bỏ thêm vào chuồng quả bí, hoặc gấc, có thể cho đá vôi vào cũng được, mục đích là cho gà cắn mổ vào đó, hạn chế cắn nhau .
- một điều nữa là nên thêm thức ăn xanh cho gà là hết sức quan trọng cho gà.
- cho gà uống : pharotin, pharcalci, phar M comix, đó là những thuốc cần thiết cho gà.