Bài viết hôm nay mình xin giới thiệu với AE về kinh nghiệm cũng như quá trình nuôi gà thả vườn cho AE sư kê…!!! Theo một số yêu cầu của AE muốn tìm hiểu thêm về cách nuôi gà thả vườn!!! Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích AE có thêm kinh nghiệm về nuôi gà thả vườn… Đặc biệt là có thể đem lại lợi ích kinh tế cực cao cho AE sư kê!!!
MỘT SỐ KINH NGHIỆM nuôi gà THẢ VƯỜN
>>CÁC BÀI THUỐC HAY CHO CÁC SƯ KÊ CHỮA BỆNH VÀ CHĂM SÓC NGOÀI DA CHO CHIẾN KÊ<<
I- Chuồng nuôi
Nên làm theo hướng Nam, có nhiều cửa thông thoáng, mát về mùa hè, kín gió về mùa đông. Diện tích tùy theo điều kiện nhưng cần đảm bảo khoảng 8-10 con/1m2. Có diện tích vườn để thả (khoảng 1m2/1 con) , có cây làm bóng mát, Không nên làm chuồng gần đường, nhiều người đi lại.
II- Con giống:
Tùy theo thị trường, thị hiếu của từng vùng để chọn con giống, khu vực Hà Nội thường chọn con giống gà Sơn Tây, mã đẹp, chất lượng thịt chắc, ngon. Con giống 1 ngày tuổi thường được tiêm phòng vacxin Marek luôn tại trạm ấp. Lựa gà khỏe mạnh, đồng đều về kích cỡ mà màu sắc. Không nên vận chuyển gà giống quá xa.
III-Chuẩn bị lồng úm và nuôi gà
Thường quây bằng cót ép, trên che bằng bạt hoặc vải, không nên quá bí gà thiếu không khí. Diện tích quây úm khoảng 2-3m2 cho 200 gà con, dùng trấu hoặc mùn cưa lót nền ( tất cả cần được phun sát trùng trước đó ít nhất 48 giờ). Dùng chụp sưởi ga hoặc bóng đèn điện để sưởi gà, thường dùng 1 bóng 75w cho 100 gà, nhiệt độ quây úm khoảng 31độ c, sau đó giảm dần bằng cách nâng cao bóng điện hoặc nới rộng quây úm. Quan sát bầy gà để điều chỉnh nhiệu độ, nếu đủ nhiệt gà tản đều ăn uồng bình thường, không kêu, thiếu nhiệt gà tụm lại ở gần nguồn nhiệt, thừa nhiệt gà tản ra xung quanh há mỏ thở mạnh, uống nước nhiều.
Những ngày đầu cho gà uống VitaminC, điện giải, xen kẽ với Kháng sinh chống viêm rốn. Thức ăn nên trộn thêm men tiêu hóa để giúp gà hấp thụ tốt hơn.
Dùng nước sạch cho gà uống, trung bình 50 con/1 bình uống nhỏ.
Thức ăn dùng loại đúng quy cách, chất lượng tốt, thường cho gà ăn hoàn toàn cám công nghiệp cho đến khi gà được 50 ngày, dưới 10 ngày cho ăn bằng mẹt tre hoặc khay nhựa, 50con 1 khay. Sau đó dùng máng treo, 25 con 1 máng, chiều cao máng nên đặt gần bằng lưng gà.
Thời gian úm từ 10- 15 ngày tùy theo nhiệt độ môi trường, sau đó thả dần gà ra toàn bộ diện tích chuồng.
Gà nhốt hoàn toàn đến khi được 1 tháng tuổi, sau đó thả dần ra vườn và cho ăn thêm thóc, ngô và các thức ăn, có sẵn ở địa phương. Mỗi ngày vẫn phải cho ăn thêm cám đến khi gần xuất bán.
IV- Phòng và chữa bệnh.
Tuân thủ tuyệt đối quy trình vệ sinh thú y và lịch làm vacxin cho gà,
Có thể tham khảo lịch sau:
1 ngày tuổi: vacxin Marek (Tiêm ở trạm ấp)
7 Ngày tuổi: vacxin IB hoặc Lasota lần 1 (nhỏ mắt mũi)
14 ngày tuổi: vac xin Gumboro lần 1(nhỏ)
21 ngày tuổi: vacxin IB hoặc Lasota lần 2(nhỏ)
27 ngày tuổi : vac xin Gumboro Lần 2(nhỏ), hoặc tiêm Kháng thể Gum
32 ngày tuổi: vacxin cúm A H5N1 (tiêm)
45-50 ngày tuổi: vacxin Newcattle (tiêm)
120 ngày tuổi: Tiêm vacxin Newcastle lần 2.
* Định kỳ cho uống phòng thuốc phòng cầu trùng , tiêu chảy và hô hấp cho gà, thông thường 1 tuần cho uống 1 lần thuốc phòng cầu trùng trong 2 ngày. Khi thời tiết thay đổi, từ lạnh sang nóng thì cho uống kháng sinh phòng bệnhđường ruột, từ nóng sang lạnh thì phòng bệnh hô hấp.
Thường xuyên theo dõi đàn gà nếu thấy có gì bất thường phải xử lý kịp thời,
Nếu thấy gà cắn mổ nhau nhiều thì nên cắt mỏ để hạn chế.
* Một số bệnh thường gặp:
1- Bệnh Gumboro
-Triệu chứng, gà ỉa chảy ủ rũ, nhiều con không đi được, thường xảy ra ở gà 25- 60 ngày tuổi, bệnh tích đặc trưng là túi Fabricius ( bên trên hậu môn) sưng to, xuất huyết, cơ đùi xuất huyết, bênh xảy ra với những con gà to trong đàn, tỷ lệ lây lan và chết nhanh.
– Phòng và chữa bệnh, giữu chuồng sạch , khô thoáng, định kỳ phun thuốc sát trùng, dùng vacxin đúng lịch. Khi bệnh xảy ra dùng kháng thể Gumboro tiêm cho gà càng sớm càng tốt. tăng cường vitamin và điện giải cho gà uống, sau tiêm 1 ngày dùng kháng sinh điều trị các bệnh kế phát.
2- Bệnh Newcatle
– Triệu chứng: Gà ủ rũ, bỏ ăn, gầy, phân trắng, chảy nước mũi, có dấu hiệu thần kinh. Bệnh tích đặc trưng là xuất huyết ở dạ dày tuyến đúng vào những nốt trên dạ dày, xuất huyết có đọng dịch nhầy đục, có khi lẫn máu ở xoang mũi, khí quản, phổi. xuất huyết ở các ống tiết dịch làm thành vệt. ở niêm mạc ruột, van hồi manh tràng bị xuất huyết có gờ nổi lên. Trực tràng, hậu môn ướt đều xuất huyết. Các bộ phận khác cũng bị xuất huyết: Tim, mỡ, màng treo ống dẫn trứng, buồng trứng… ở gà đẻ bị bệnh, trứng non rụng ra khoang bụng, vỡ ra làm viêm phúc mạc
– Bệnh này chưa có thuốc chữa đặc hiệu chủ yếu là phòng bằng vacxin và vệ sinh chuồng trại
>>TRUYỆN KỂ VỀ THẦN KÊ CỰC HAY CHO AE SƯ KÊ<<
3- Bệnh Cầu trùng. Có 3 thể, cầu trùng ruột non, cầu trùng manh tràng và cầu trùng mãn tính.
– Triệu chứng: Gà xù lông, kém ăn, phân lẫn máu, dịch muội và dịch hoại tử, ở thể cầu trùng ruột non phân có lẫn máu nhưng không nhiều như cầu trùng manh tràng. Bệnh cầu trùng ruột non lây lan chậm, thời gian nung bệnh dài hơn do gà thải ra ít noãn nang yếu. Ruột dày lên, có xuất huyết ở nhiều trường hời), thành ruột có màu đỏ sẫm, dễ vỡ có dịch lẫn máu tràn ra. ở thể cầu trùng manh tràng viêm xuất huyết cấp tính. Gà bệnh suy kiệt nhanh, phân có máu kèm dịch nhầy, thường xảy ra ở gà 3-4 tuần tuổi. Gà xù lông, có biểu hiện thiếu máu, chết đến 20-30% hoặc ‘hơn. Niêm mạc manh tràng tổn thương nặng, xuất huyết lấm tấm thành từng đám. Có các đám mủ, bã đậu kèm máu.
-Phòng trị: Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, tuyệt đối không để ẩm ướt. Định kỳ quét vôi, phun formol 2% hay crezyl 3% sát trùng chuồng trại, thiết bị, dụng cụ chăn nuôi. Sau mỗi đợt nuôi gà để’chuồng trống một thời gian. Tổng vệ sinh toàn bộ bên trong và khu vực bên ngoài chuồng, phun thuốc sát trùng, đệm lót ủ phân rắc vôi bột, hoặc tốt hơn là đốt chất độn cũ. Nền chuồng phải sát trùng kỹ , Trong từng ô chuồng nên nuôi một loại gà cùng lứa. Mật độ chuồng nuôi không chật hẹp quá, cách ly người ra vào khu chăn nuôi.
Trị bệnh bằng các loại thuốc: EsB3 Coccistop-2000, Rigecoccin, Avicoc, Stenorol theo hướng dẫn của nơi sản xuất. Với thuốc Rigecoccin liều trộn vào thức ăn 35-40 g/100kg thức ăn
4- Bệnh Marek
– Triệu chứng gần giống với bệnh Newcatle , chân liệt và choãi nhiều. Bệnh tích khối u phát triển ở hầu hết các cơ quan nội tạng như gan, lách, thận, dạ dày tuyến, ruột, buồng trứng, màng treo ruột, da, tim, túi fabricius…. Xuất huyết ở dạ dày tuyến nhưng không trùng váo các nốt trên dạ dày.
Gà ốm bị kiệt sức nhanh, ỉa chảy, chết nhanh. tỷ lệ chết 5-60%.
– Phòng bệnh Marek chính là thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh thú y, chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Hàng ngày quét, nhặt thu dọn lông và đốt hết vì virus tồn tại lâu trong chân lông. Tiêm phòng vacxin Marek cho gà con lúc mới nở ngay tại trạm ấp. Không nuôi gà lớn, gà con lẫn lộn. Bệnh Marek chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu.
Trên đây là 1 số bệnh thường gặp, trong khuôn khổ 1 bài viết không thể chuyển tải hết được, mong anh chị em thông cảm và tìm hiểu thêm.
V- thời gian nuôi phụ thuộc vào điều kiện và thức ăn, thường thì khoảng 4 tháng là được bán.