Site icon Đá gà cựa dao S128 – Đá gà cựa sắt SV388

Kinh nghiệm và cách nuôi gà rừng!!! Đá cực nhanh cực hay cho AE sư kê!!!

 

Bài viết hôm nay mình xin giới thiệu với các bạn về cách nuôi gà rừng mà mình vừa chia sẽ được từ một người bạn chung hội… Đối với các sư kê lâu năm thì việc nuôi gà rừng đã không còn quá xa lạ với họ… Bởi vì đặc điểm nổi bật khi đá gà rừng là chúng đá cực nhanh và cực hay!!! hơi giống với gà tre… Chúng chỉ biết lao đầu vào và đá túi bụi…Hy vọng bài viết này se giúp AE am hiểu hơn về Gà Rừng!!!

Khoản này thì xin thưa rằng tôi chỉ nghe kể lại thôi, thường thì gà rừng đá rất nhanh nó thường đâm vào vùng đầu, đã có trường hợp gà nòi bị con gà rừng đá đuôi cả 2 mắt. Trong thực tế nếu cho lai trống rừng với mái giống ra gà con thế hệ F1 không đá được vì chúng nhát nên không thể đem vào trường để đá được, chỉ cần đông người là nó dựng hết lông lên, thường người ta cho lai đến ít nhất là thế hệ F2 chỉ giữ lại sự nhanh nhẹn của nó thôi, tôi từng thấy một con rừng lai khi thả ra nó lùa con kia từ bên này bồ qua đến bên kia bồ (tính ra nó đá phải trên 12 chân liên tục), một điều rất kỵ là nếu con mái không hay cho lai gà rừng thì gà lai có khả năng khi đá sẽ bay bổng nhiều (nếu ng ta thi thố võ công nó tương đương với phi thân vù vù trên đầu đối thủ), nếu đối thủ hay đứng dưới hứng ngược lên là chết chắc (hơi lạm bàn về phần đá gà rồi, cái vụ này không được khuyến khích nên bàn ít thôi chứ cái vụ chọn gà, kỹ thuật nuôi…để đá này có bàn cả tháng không hết)…
@thànhcông: gà đá túi bụi thì hay chỗ nào nhỉ?hihi Spam chút: Kể cả đá cựa sắt (cựa dao mình rất ghét vì nó dã man quá lắm), hay đá đòn (truyền thống được chấp nhận) gà đều phải có bài bản như là người ta đánh võ vậy đó, con gà rừng đá rất nhanh nhưng vẫn có bài bản rõ ràng…

đúng là gà rừng rặc rất khó nuôi. ut nguyen đã từng nuôi hơn chục con gà rừng nhưng chưa bao giờ thành công. thông thường là do những đặc điểm :
-gà nhát quá xá! thường chúng nhảy tung lồng nên u đầu chảy máu. có con bị tung nặng quá nên vỡ đầu ra rồi chết
– chúng không chịu ăn mặc dầu đã cho ăn sâu quy, hoặc là ăn rất ít.dần dần chúng ốm xọp người rồi …!!!
– có con chịu ăn nhưng nuôi được vài tháng thì mắt bỗng sưng lên, chảy nước mắt và nổi bọt, không có cách gì chữa hết nên từ từ chết, thật tội nghiệp
– đôi khi ut nguyen bỏ gà mái vào chung chuồng thì gà trống vẫn thờ ơ, không chịu làm nhiệm vụ gì hết, kết quả là vẫn không thể có gà rừng lai F1.
có rất nhiều người, theo u.n. được biết, đã nuôi được bình thường gà rừng. mong các bạn góp thêm kinh nghiệm và cùng trao đổi thêm về đề tài này. thân chào

Mình thấy nuôi cho nó sống và tồn tại thì cũng dễ thôi.
Lúc mới mua (bắt về) nhốt nó vào 1 cái chuồng vừa phải (1mx0.6×0.6), cho đầy đủ thức ăn (thóc, ngô, gạo) và nước.
Khoảng 1 tháng nuôi ổn định cho nó quen với cuộc sống mới thì nên cho nó ra cái chuồng rộng hơn (góc vườn quây kín lưới), để vào đó 1 số cành cây.
Thỉnh thoảng cho nó ăn thêm sâu bọ, giun đất gì đó.
Nếu muốn lai F1 cho 1, 2 chú gà ta và 1,2 cái ổ vào đó (mình thử cho gà tre mái rồi nhưng toàn bị gà đực đánh chết hoặc trứng bị ung – có thể do kích thước nhỏ quá không thuận tiện khi giao phối).
Còn nếu muốn nó thuần chủng thì … tui chưa làm được …

Thế k bắt được gà rừng con để nuôi sao các đồng chí? Chắc cũng k đến nỗi nhát quá chứ?

Bắt gà rừng con cũng vậy thôi, lớn lên nó rát lắm mà lại mất công nuôi, Mình cứ làm con gà to cho khỏe, lỡ có làm sao còn được nhắm rượu.

mình ở tphcm, muốn mua vài cặp gà rừng nuôi chơi thì có thể kiếm được ở đâu vậy các bác?

Nếu vậy nên pha máu gà rừng vào gà cựa cho nó đá nhanh hơn thay vì phải dùng gà Mỹ lai vào .
Bạn Muggle, gà ác VN đẻ khoảng bao nhiêu trứng/năm ? Con gà ác VN nhìn đặc biệt hén . Trên TG thì có gà ác của Tàu gọi là Silkie bantam mà nó trông to xác, chậm chạp không đẹp như gà ác VN

mình muốn nuôi đem ra Đồng Nai nuôi. mình có đầt ngoài đó khá rộng và yên tĩnh nữa mình nghĩ sẽ thích hợp nuôi chúng.
có bác nào biết ở tphcm hay gần gần tp có chổ nào bán không?

ut nguyen nuôi gà rừng rặc bị thất bại hoài. thời may có ngừơi chỉ cách tìm gà lai F1 nuôi.gà lai f1 có những đặc điểm sau :
– gà trống có màu sắc rực rỡ và sáng không thua kém gà rặc . mồng lá thật to và cân đối , đỏ rực trông rất hùng dũng. mồng gà lai to gấp đôi so với gà rặc
– thân hình gà lai tròn trịa hơn nhiều , không dài thòn và dẹp như gà rặc
– tích cũng màu trắng như gà rặc
– đuôi dài và cong xuống , rất đẹp.
– dạn dĩ và thân thiện hơn
– tiếng gáy rất thanh như gà tre. có con rất siêng gáy
có thể nuôi gà lai trên một giá chữ U như nuôi két. nó cứ đúng trên đó vỗ cánh gáy hoài. vui lắm
cách đây vài năm,u.n. có mua được một số gà lai và nuôi lớn , cho sinh sản y hệt như gà tre. gà con rất dễ thương. tiếc rằng trong cơn bão cúm gia cầm thì bị các quý anh trong đội dân quân xã trèo rào vào thu gom gần hết trong khi cả nhà u.n. đi vắng . nên sau đó, vừa buồn vừa nản nên u.n. không còn nuôi nữa.
cách nay khoảng 4-5 năm, có một tiệm chim ở cách bến xe Lộc Ninh có rất nhiều gà lai F1 .nếu bạnnào còn quan tâm và ham thích nuôi có thể đến đó xem có còn không .thân

BÂy giờ thì hết rồi anh U.N ơi, chỉ còn ở những nhà dân người ta nuôi mà phải ra tận Bù Đăng lận (bến xe Lộc Ninh bây giờ chẳng còn tiệm chim nào cả). Với lại trong thời điểm này thì thú thật mà nói em chẳng dám nuôi con gì hết, chỉ sợ tụi nó bị tiêu diệt thì tội…

trước đây bạn em được tặng 1 đôi gà rừng, cậu ấy cũng đã cho lai gà tre trống với gà rừng mái và ngược lại. Kết quả chúng cho ra 1 đàn thành công với 6 trứng của con gà mái tre, lúc nuôi được trưởng thành (chừng 6-7 tháng) trong đàn chọn được 2 con trống đá khá hay. Thỉnh thoảng bọn em vẫn mang gà ra vần, được chứng kiến 2 chú gà lai được thừa hưởng sự dẻo dai, lì đòn của gà tre mẹ (gà ô) và sự linh hoạt nhanh nhẹn trong những cú ra đòn của gà rừng bố đã tính nhăm nhe mua lại chú gà ấy rồi nhưng cậu ta không bán, chỉ bán mấy con loại thôi khôn thế không biết Sau khi em bị bắt giải tán gà vì phải tập trung ôn thi đại học nên chẳng biết đến sới với gà gì nữa (hồi ấy sới Bách Thảo đông vui ghê lắm). Rồi chẳng biết 2 chú ấy sau này có ăn được giải gì không.

ơ bác ơi ai lại nhốt thế?? gà trống rừng cắt cánh hoặc buộc bớt mấy lông cánh ngoài đề phòng chúng bay cao quá dễ vào nồi anh hàng xóm, còn đâu là thả rông cùng gà tre, lắm lúc thằng bạn em phải can con gà tre trống trong nơm nhả ra chiến với con gà rừng, chừng hơn tháng chúng nó có vẻ quen hơn nhưng vẫn sợ người lắm. Được cái lên chuồng đúng giờ hơn gà tre, nhưng lại hay gáy láo vì thấy ánh đèn cao áp bên trạm điện gần đó chiếu sang. Tình trạng gà trống “vũ phu” thì kể cả gà tre hay gà gì cũng thế, tùy con thôi

Nó đá dở ẹc à tui thử rùi
Nó đá 1 lát là bắt đầu chạy xe không .Gà rừng nó thiếu lực lắm .Trong 1 phút đầu mà không thắng là nó bắt đầu chạy xe cho người ta đá khônh à.tuy nhiên nó đá rất có chân cựa.

Lạ vậy ta, em nghĩ nó sống trong rừng, vận động nhiều vậy mà yếu hả? Hơi khó tin đó! Hổng chừng bác nhầm thì sao! Em chỉ hơi nghi ngờ thôi, bác đừng giận nhé nếu em nói chưa đúng)

thì mình đem về nhốt nui mà.tui đả từng dùng gà gốc lẩn gà f1 nó đều đá dở ẹc .kinh nghiệm nui gà lúc được 6 năm rồi đó.

Loại gà này nhát lắm khó thuần đưỡng , mà lông của nó rất bở như lông của chim gáy cú động vào là tung hết . Loại này mà thịt thì vặt lông rất dễ

Exit mobile version