Gà đá phải trải quá quá trình nuôi dưỡng kỳ công nên nó có giá trị thương mại cao hơn gấp 5-10 lần gà nông trại. Nếu có gà gá độ ăn 1 đến 2 trận là có thể đội giá lên đến 20 triệu đồng.
- HƯỚNG DẪN AE NHỮNG CÔNG THỨC LÀM NƯỚC GÀ, ĐỂ OM GÀ CHUẨN NHẤT
- HƯỚNG DẪN ANH EM CÁCH LÀM DA GÀ CHỌI ĐỎ, DÀY – SĂN CHẮC
- KINH NGHIỆM NUÔI GÁ ĐÁ HAY NHẤT
Phong trào nuôi gà đá không mới xuất hiện ở miền Tây ta. Nó đã xuất hiện rất lâu trước khi lây lan san ĐBSCL. Và Bến Tre là tỉnh mà đang nổi cộm hơn hết về kinh doanh gà đá. “Nuôi gà đá chỉ từ 7 – 8 tháng là đạt trọng lượng 2,2 đến 2,5 kg/con, đủ chuẩn xuất chuồng bán. Nếu nuôi được nhiều con gà hay, dáng đẹp, nhanh nhẹn, tung đòn giỏi thì tiền bán càng cao”, ông Tươi cho biết.
Ngô Văn Tươi ở ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách – Bến Tre, cho biết, ngoài việc kinh doanh cây giống và hoa kiểng ra, ông dùng thời giờ nhàn rỗi để nuôi khoảng chục con gà đá phía bên hông nhà, mỗi tháng xuất bán 2-3 con cũng kiếm lời trên 10 triệu đồng.
Anh Nguyễn Văn Phúc ở xã Sơn Định, Chợ Lách đang sở hữu trại nuôi gà đá từ 300 – 500 con/năm, cho biết, nuôi gà đá tuy rất công phu nhưng dễ kiếm tiền. Song người nuôi phải có kinh nghiệm, nhất là khả năng nhận diện về tướng mạo. Như phải chọn được những con gà hùng dũng, màu sắc bắt mắt, có chân cao, to khoẻ, vẩy ở chân đều, tiếng gáy trong và thanh…. và chăm sóc, nâng niu gà như người thân trong nhà.
Đa số người nuôi gà đá hiện nay đều cho biết, họ có thu nhập cao với công việc này mà lại nhàn hơn so với các nghề khác. Theo ông Tươi, một người muốn có kinh nghiệm chăm sóc và biết chọn gà, xem tướng mạo gà chỉ cần nuôi vài bầy là thạo. Những người nuôi số lượng nhiều mỗi năm có thể chọn được hơn 150 con gà chiến trong tổng số khoảng 80 -100 đàn gà đẻ. Khi tuyển chọn xong, họ sẽ cho nhốt riêng và “o bế” cho lớn để thành gà đá. Còn để có gà hay, số lượng gà tốt nhiều trong bầy nuôi thì việc lai tạo giống là khâu quan trọng nhất. Muốn có được những con gà chiến, người nuôi phải chú ý đến con bố mẹ, nhất là con mái phải khoẻ mạnh, hung dữ, nhanh nhẹn. Ngoài ra, gà mẹ phải lớn khỏe, thường đạt trọng lượng từ 2,8 – 3,5kg. Như vậy khi lai tạo tỷ lệ gà hay trong bầy sẽ nhiều hơn.
Nuôi gà đá khác với gà thịt là nhốt riêng từng con trong một chuồng rộng 1 m2. Mỗi ngày phải vệ chuồng trại sạch sẽ, thức ăn chủ yếu là lúa, nước uống lúc nào cũng có sẵn trong chuồng. Chính vì được chăm sóc kỹ nên đa phần gà đá có sức đề kháng rất cao, ít bệnh hơn so với gà thông thường.
Mỗi con gà đá có giá từ vài trăm đến vài triệu đồng. Còn nếu săn được những con gà “thiện chiến” của người khác về thuần dưỡng, một thời gian có thể bán lại cho các tay lão luyện với giá hàng chục triệu đồng. Gà đá mỗi con mỗi vẻ, màu sắc đa dạng, khác nhau, như gà điều, gà xám, gà ô, gà tía, gà chuối…
Theo anh Phúc, nuôi gà đá muốn mau lớn và thịt săn chắc quan trọng nhất ở khâu cho ăn. Gà đá khác với gà thương phẩm, lúc còn nhỏ phải ăn tấm, khi lớn lên cho ăn lúa ngâm trong nước 1 đêm để giúp dễ tiêu hóa và thịt săn chắc, ít mỡ gà mới nhanh nhẹn. Ngoài ra, nhiều người còn cho gà ăn thêm giun, thằn lằn, dế, lòng đỏ trứng, thịt bò, tép, trứng vịt lộn, chuối xiêm… để bồi dưỡng và tăng cường sức chiến đấu.
Hiện nay, trại nuôi của anh Phúc chủ yếu bán cho thị trường nước ngoài (Campuchia) để phục vụ trò chơi giải trí trong các trường gà. Giá bán mỗi con gà đá của anh thấp nhất là 1 triệu đồng, cao nhất lên 25 triệu đồng. Doanh thu từ trại gà này mỗi năm lên cả tỷ đồng.
Ông Trương Phước Cáo, gần 70 tuổi, một chuyên gia nuôi gà đá ở xã Phú Phụng – Chợ Lách cho biết, một con gà hay phải có tầm vóc to lớn, cơ bắp khoẻ mạnh, chân cao, cựa đều, mỏ to và nhọn, mắt nhỏ và sâu, lớp vảy ở chân dầy và cứng. Nhiều người mê gà không những ở tiếng gáy, ở ngoại hình, nhất là bộ lông hấp dẫn, mà còn ở cách đá. Mỗi thế đá của con gà độ có một bản lĩnh riêng. Có con tung đòn như vũ bão, có con lâm trận cả giờ, chân run rẩy nhưng vẫn lì lợm không đầu hàng trước đối thủ.
Để có được một con gà độ đủ sức đưa ra “chiến trường”, người nuôi phải xổ liên tục (cho đá thử trước), xem chân, xem tướng, coi vẩy, coi mắt… để đánh giá khả năng chịu đòn và tránh đòn, đặc biệt là đòn đá phải đẹp và hiểm. Sau đó mới tỉa lông ở các vùng đầu, cổ, ức, đùi và vô nghệ thường xuyên cho thịt săn chắc, phòng khi đối phương đâm cựa sắt.
Theo một lãnh đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách, toàn huyện có trên 100 hộ chuyên nuôi gà đá bán, mang lại lợi nhuận rất cao, hơn cả với nghề sản xuất kinh doanh cây giống, hoa kiểng nổi tiếng trong huyện. Ngành nông nghiệp cũng đang khuyến khích mô hình này, vì đây là nghề không cần đầu tư, chỉ cần người nuôi có kinh nghiệm và tay nghề giỏi.
Theo CHOIDADA