Kinh nghiệm chăm sóc gà hậu bị và những kỹ thuật liên quan mình đã nói ở phần trước cũng khá rõ. Nhưng ngày càng có nhiều kỹ thuật mới, cách chăm sóc gà hậu bị kiểu mới, được bổ sung đầy đủ hơn để gà có thể phát triển đúng hướng, cho năng suất cao. Trên choidaga.online hôm nay mình xin bổ sung thêm những kiến thức, kỹ thuật mới học hỏi được, trình bày cho bà con được tham thêm, để việc chăn nuôi gà được tốt hơn.
Kiến thức đầu tiên là kỹ thuật chiếu sáng tự nhiên theo mùa vụ cho gà hậu bị :
- Trường hợp sinh sản” đúng vụ “:
- nếu gà con được nuôi vào xuân hè, tất nhiên giai đoạn hậu bị sẽ đúng lúc thu đông sẽ diễn ra, có ngày ngắn dần, thời điểm này phù hợp với quá trình giảm chiếu sáng lại trong giai đoạn gà hậu bị .
- Nếu gà nuôi trong thời gian hoàn toàn thuận lợi, thì thời gian chiếu sáng được giảm từ 13 giờ xuống còn 11 giờ trong một ngày đêm.
- Nếu trường hơp “trái vụ” :
- gà được nuôi vào thời điểm cuối đông đầu xuân, vì vậy giai đoạn hậu bị sẽ diễn ra vào mùa hè, ta thấy được lúc này ngày dài dần, nếu ta cứ để quá trình chiếu sáng diễn ra như trên thì sẽ sai quy trình kỹ thuât.
- Biện pháp để giải quyết là lấy giờ chiếu sáng ban ngày dài nhất để làm mức tối thiểu để duy trì suốt thời gian hậu bị .
-
- Tùy từng vùng, có thể là 12 giờ hoặc nhiều hơn thế nữa , nên ta có thể dựa vào lượng sáng ban ngày, kết hơp chiếu sáng với đèn chiếu ban đêm. Kết hợp làm sao cho giờ chiếu ban và ban đêm tổng hợp lại bằng với định mức chiếu sáng đề ra trong một ngày đêm.
>> gà đồi yên thế và những điều cần biết <<
Nhu cầu dinh dưỡng và cách cho ăn đúng với định mức đối với gà hậu bị đẻ thương phẩm :
- Khẩu phần ăn, cũng như khối lượng thức ăn cho gà hậu bị thương phẩm rất quan trọng, nhằm đúng với định mức đề ra để gà hậu bị đạt được thể trọng và độ đông đều cao nhất có thể.
- Các định mức cho ăn được phân ra các nhóm sau :
- Trong giai đoạn gà tuần đầu tiên, có nghĩa là giai đoạn úm, thì gà được tự do ăn suốt ngày đêm không giời hạn gì cả. Cung cấp thức ăn liên tục cho gà, kích thích chúng ăn càng nhiều thì độ phát triển sau này sẽ được tốt hơn.
- Đến tuần thứ 3-6 thì gà con của phần lớn các giống gà trứng được thực hiện kỹ thuật cho ăn theo định mức. Chúng ta nên cho ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều đối với giai đoạn này , ban đêm hạn chế ăn vì đây là giờ ngủ của gà.
- Cho đến khi sau tuần thứ 6, giai đoạn này là giai đoạn gà giò được cho ăn theo khẩu phần ăn định mức gắt gao hơn. Thậm chí giai đoạn này còn có thể thực hiện khẩu phần ăn theo dạng khống chế, hạn chế ăn, chính vì thế nó đi kèm với các yêu cầu sau đây :
- có đủ các máng ăn , uống, máng ăn được treo theo kiểu cơ động linh hoạt một tí, có thể nâng lên hoặc hạ xuống đồng loạt, vì mục đích có thể cho gà ăn cùng một lúc. Nếu treo máng cố định thì thao tác cho thức ăn vào máng không được nhanh hơn 4 phút .
-
- Thức ăn ta cho vào máng mỗi ngày một lần và đúng đinh mức chính xác và tuân thủ theo các quy định đề ra . một máng có thể cho 50g thức ăn và khoảng 25 con gà có thể ăn chung.Vì thế ta có thể tính khoảng 25 x 50 = 1250g trong một ngày .
- Thực hiện cân mẫu hàng tuần, bắt khoảng 5-10% đàn gà cân và so sánh thể trọng có đúng định mức, độ đồng đều mà ta đã đề ra.
-
- ta tiếp tục theo dõi thể trọng, để có định mức cho ăn hợp lý . nếu gà thấp hoặc gần bằng với thể trạng định mức đề ra, lúc đó ta nên tăng thêm một mức nhẹ phù hợp với thể trọng của gà. Nếu gà vượt quá thể trọng định mức, thì ta cũng đừng tăng hoặc giảm định mức thức ăn và giữ nguyên cách cho ăn cũ .Cho đến khi gà đạt đúng yêu cầu trọng lượng thì tiếp tục nâng chế độ ăn lên.
- Nếu muốn đạt được độ đồng đều cao, ta có thể thực hiện kỹ thuật cho ăn cách nhật (có nghĩa là ngày cho ăn ngày nghĩ). Với cách cho ăn theo kỹ thuật này thì ta thấy gà có thể dồn thức ăn 2 ngày thành một, làm cho gà thoải mái và con nào cũng đều được ăn no và dễ chịu , phát triển một cách đồng đều.
-
- có thể cho ăn 5/7 ngày trong tuần, ngày nhịn có thể xếp vào giữa tuần và cuối tuần là cách hay nhất. Những ngày không cho ăn thì ta cho gà ăn một ít thức ăn hạt, có thể dãi it hạt cho gà bươi ra, tránh gà cắn mổ nhau gây bị thương .
- Nếu thấy không đông đều , ta có thể cho những gà nhỏ ra riêng một chuồng, chăm sóc , bồi dưỡng đúng kỹ thuật để gà nhỏ được phát triển kịp thời với các con gà còn lại.
- >>chữa bệnh chăm sóc gà hậu bị phần đầu <<
-
- Cuối giai đoạn gà giò , gà sắp đẻ : ta nên cho gà ăn thức ăn “tiền đẻ”, có nghĩa là lượng thức ăn có dinh dưỡng cao hơn . Dần tăng khẩu phần định lượng của gà lên và theo nhu cầu giai đoạn của gà.
- Ta có thể thấy ở gà Goldline 54 gà được ăn khẩu phần ăn tự do từ khi bắt đầu tuần tuổi thứ 18 trở đi, và thế cứ theo định mức mà thực hiện trong giai đoạn tiếp theo .