Những hướng dẫn nuôi gà H’mông chỉ cho bà con những kinh nghiệm hay, mục đích tăng năng suất chăn nuôi. Vì vậy trên choidaga.online, ở bài nay xin tổng hợp các tài liệu, kinh nghiệm, kỹ thuật hay nhất viết trên bài này, để giúp cho bà con có thêm kiến thức chăn nuôi hiệu quả, cải thiện chăn nuôi, gia tăng kinh tế cho hộ gia đình.
sơ lược về gà H’mông và những đặc điểm nhận dạng :
- theo mặc định gà này được các người dân tộc H’mông nuôi, thả tự nhiên trên các sườn đồi, tự đi kiếm ăn là chủ yếu, tối tự tập chung về chuồng ngủ, và được biết là thức ăn chủ yếu và thường xuyên ăn giun, dế, ngô , thóc… đó là các thực phẩm có sẵn trên các sườn đồi.
- vì được nuôi thả tự nhiên nên gà có được chất lượng thịt khá ngon : da của nó rất dày và giòn, còn thịt thì rất săn nhưng không bị dai, thịt nhiều và ít mỡ, khi ăn còn cảm nhận được hương thơm từ thịt, khá ngon, ngọt, phù hợp với các khẩu vị của dân Việt Nam.
>>cách phòng bệnh cho gà đông tảo<<
- tổng hợp tất cả thì thấy được gà H’mông có 3 màu rõ ràng : đó là màu hoa mơ, thứ hai là trắng, cuối cùng là đen huyền, rất dễ nhận dạng
- gà trưởng thành có thể làm thực phẩm khi đạt trọng lương 1.8-2.5kg , nhìn sơ qua thì gà H’mông không khác gì là gà rừng cả, nếu phân biệt rõ ràng hơn là ở đôi chân, gà này có cặp chân đen hoàn toàn.
- nếu gà H’mông được chế biến thì món nào cũng ngon, món nào cũng đậm chất riêng của nó, thơm thịt, săn, dai, ngọt, hấp dẫn và những người khó ăn nhất cũng có thể ăn một cách ngon lành.
- chúng phân bố nhiều ở các tỉnh miền núi phía bắc như : sơn la, yên bái, hà giang, lào cai…
Về vấn đề chuồng trại nuôi thì chú ý những vấn đề sau :
- nói về vấn đề vị trí thì ta nên xét : vị trí phải chọn nên cao ráo, khô thoáng, không động nước, thoáng khí, và nên làm cách xa các chuồng trại của các hộ chăn nuôi khác, mục đích là không để lây bệnh qua lại.
- trong khâu làm chuồng, thì khâu thiết kế mái khá là quan trọng, thiết kế sao cho gà được ấm áp vào mùa đông, được tránh ánh nắng gắt của mùa hè, không khí mát mẻ vào mùa hè.
- chiều đưa ra của mái hiên có thể dài ra khoảng 1-1.2m, vì chúng ta phải che để ánh nắng không chiếu trực tiếp vào chuồng thì không tốt.
>>phòng ngừa bệnh newcastle ở gà đông tảo<<
- về nền của chuồng thì ta nên xây bằng xi măng, có thể bằng gạch, có độ nghiêng cho phép khoảng 3-5 độ để dễ dàng vệ sinh và dọn dẹp chuồng trại.
- một điều cuối cùng là xây chuồng phải đúng tiêu chuẩn về an toàn sinh học, để mục đích cho gà phát triển nhanh và đều đặn.
Tiếp theo là chuẩn bị các dụng cụ và chuồng trại :
- về chuồng trại : ta thực hiện cọ rửa , vệ sinh, sát trùng, lên lịch thường xuyên để không còn tồn tại vi khuẩn gây bệnh cho gà.
- chuẩn bị chuồng và để trống khoảng từ 15-20 ngày , sau đó mới đưa gà vào nuôi , dùng vôi có nồng độ khoảng 40% để quét tường , sàn theo tiêu chuẩn sinh học.
- ta nên phun thêm lên nền chuồng, sàn bằng NAOH 2%, phun với mức 1 lít/m² là hợp lý
- có thể pha foocmol để sát trùng cũng được, pha khoảng 3% để phun hết không gian chuồng, phun đi phun lại khoảng 2-3 lần để sạch sẽ mầm bệnh .
- nhớ là khi xịt khử trùng nào thì phải đóng cửa kín lại trong khoảng thời gian khoảng 5-8h mới mở cửa chuồng .
- trước khi thả gà vào chuồng , trước đó 2 -3 ngày nên phun formalin 3% , để tẩy uế,nên đóng cửa kín để tẩy uế được hiệu quả .