Hướng dẫn chi tiết cụ thể cách chăm sóc huấn luyện để có chiến kê thực thụ

Hôm nay mình xin giới thiệu đến các bạn các cách huấn luyện cũng như những kỷ thuật nuôi gà chọi để sẳn sàng cho các cuộc đối đầu sắp tới với các chiến kê khác. Bổ sung thêm kinh nghiệm giúp cho chúng ta tự tin khi đối đầu với những trận chọi gà với những chiến kê mà mình yêu thích… Đem về thắng lợi vinh dự cho bản thân sư kê cũng như đánh dấu thêm số trận chinh phục được các đối thủ của chiến kê.

Sau khi đã chọn được một con gà cựa ưng ý, đạt các tiêu chuẩn yêu cầu kĩ thuật, điều tiếp theo sẽ là chăm sóc và huấn luyện nó trở thành 1 chiến kê thực thụ. Ở Phần này,chúng  tôi sẽ đi thật sâu sát, mỗi mục nhỏ sẽ phân tích kỹ, chỉ dẫn rõ ràng cho các bạn dễ áp dụng vào thực tế. Chính vì nội dung phải thật đầy đủ và chính xác nên có thể việc Update các mục mới sẽ lâu hơn trước đây, mong các bạn thông cảm.Phần này cũng quan trọng không kém Phần chọn ga da cua cũng chiếm tỉ lệ 10% chiến thắng khi thi đấu.

I. Nuôi Gà khỏe:

Dường như 1 con gà sau khi mua về, 20% là chiến đấu liền hoặc 1-2 ngày sau đó, 70% là khoảng 7-10 ngày, còn lại là các lý do khác như: Gà bị chói nước, bị bệnh, Gà tới nhưng người chưa tới mới ko đá… Nhưng bảo đảm rằng 100% Gà đều bị vô “Chế Độ Đá” liền. Có người vừa đem về đến nhà là cho xổ liền với Gà nhà, ko thì xuống lông vô nghệ, chạy bội, vô mồi nhằm mục đích cho con Gà mau đầy pin, mau tới Gà. Nhưng tất cả đều là những điều làm cho con Gà của bạn kiệt sức (đối với Gà già), lõn lẽn (đối với gà tơ) hoặc hư Gà (đối với Gà độ). Sau đây, Ba Gà tôi sẽ hướng dẫn thứ tự các bước Nuôi Gà Khỏe trước khi vô Chế Độ Đá.

1)Xác định Chạng Gà:

Đa số chỉ vô tay thấy như cục sắt, cục thép là hài lòng, và cho rằng cân nặng lúc đó là Chạng Gà. Điều đó chưa thực sự hợp lý, vì biết đâu rằng, ta đã vô tình ép Chạng Gà mà ko biết. Các đấu thủ Quyền Anh hay các VĐV Thể Hình vẫn thường xuyên ép cân nặng của mình nhằm đạt đc mục đích thi đấu thì Gà cũng có thể làm đc. tôi chỉ phân tích các khía cạnh xung quanh vấn đề xác định chính xác Chạng Gà chứ ko nói đến việc ép Chạng Gà là tốt hay xấu nhé, vì tùy mục đích thi đấu mà các bạn có thể tùy ý thực hiện.
a)Khi biết Chạng Gà Bố Mẹ:
“Chó giống cha, Gà giống mẹ”
X: Chạng Gà Bố Y: Chạng Gà Mẹ Z: Chạng Gà Con trung bình Z1: Chạng Gà Con (Trống) Z2: Chạng Gà Con (Mái)
Công thức tính Chạng Gà con : (Thanks A Q.Thanh ở Đồng Tháp đã chia sẻ công thức này) Z = Y + Y(X-Y)/3000 Z1 = Z + (X-Z)/2 Z2 = Z – (Z-Y)/2
VD: Chạng Gà Bố là 1.100g, Chạng Gà Mẹ là 800g thì Gà con trung bình sẽ có Chạng là 880g. Gà Trống con sẽ có Chạng là 990g, Gà Mái con sẽ có Chạng là 840g. Ngoài ra, còn có những trường hợp Gà bị đẽn do bẩm sinh, còi do bị giành thức ăn hoặc chế độ dinh dưỡng thiếu thốn, ko phù hợp, ko đủ chất mà Gà ko thể đạt được Chạng tiêu chuẩn của nó.
b)Khi ko biết Chạng Gà Bố Mẹ:
Để xác định Chạng Gà khi ko biết Chạng Gà Bố Mẹ, bạn phải xác định được tuổi Gà. Trung bình, Gà phát triển đầy đủ thể chất hết vào khoảng tháng thứ 12-14. Ở độ tuổi này, Gà sẽ dừng phát triển thể chất, bạn có thể xác định Chạng Gà. Vào tháng thứ 12, có 2 trường hợp:
TH1: Nếu Gà ốm, bạn phải tích cực vỗ béo Gà, nếu thực hiện đúng chế độ, Gà sẽ tăng cân đều đặn trong 2-3 tuần, đến khi thấy trong khoảng từ 3-5 ngày Gà dừng tăng cân thì lúc này, Gà đã đạt trọng lượng tối đa. Thời điểm này, Gà đã tròn 12 tháng. Tiếp theo, cho Gà vào chế độ giảm mỡ, nếu thực hiện đúng Gà sẽ giảm cân từ từ trong 2-3 tuần, đến khi thấy trong khoảng từ 5-7 ngày Gà dừng giảm cân thì lúc này, Gà của bạn sẽ hết mỡ và có cân nặng = Chạng của nó TH2: Nếu Gà mập, bạn thực hiện chế độ giảm mỡ như trong TH1. Lưu ý, trong khoảng thời gian xác định Chạng Gà, tuyệt đối nghiêm cấm xổ Gà.

***Cách xác định tuổi Gà khi ko nuôi từ trứng***

Vào khoảng tháng thứ 6-7 thì lông cánh gà sẽ mọc đầy đủ và chia làm hai nhóm rõ rệt. Nếu tính từ ngoài vào thì Nhóm lông ngoài cùng là Nhóm lông bay, đầu lông nhọn và dài. Phía trong là Nhóm lông lượn, đầu lông tròn và cong. Giữa hai Nhóm lông này có 1 lông nhỏ mọc thấp hơn và tách riêng ra, để phân ranh giới giữa hai Nhóm lông trên được gọi là lông trục.
Mùa thay lông thứ 1 của gà khoảng từ tháng 4 đến tháng 5, khi thay lông thì có thêm một lông mới nhỏ hơn mọc thêm gần lông trục gọi là lông tuổi, lông này có đầu tròn, nằm đè lên lông trục.
Cứ 12 tháng sau là đến kỳ thay lông tiếp theo của Gà, sẽ có thêm 1 lông tuổi khác mọc lên nữa.
_ Gà chưa có lông tuổi : dưới 5 tháng tuổi
_ Gàcó 1 lông tuổi (gốc lông tuổi còn máu): từ 5-7 tháng tuổi_ Gà có 1 lông tuổi (gốc lông tuổi đã khô máu): từ 8-16 tháng tuổi
_ Gà có 2 lông tuổi (gốc lông tuổi mới còn máu): từ 17-19 tháng tuổi_ Gà có 2 lông tuổi (gốc lông tuổi mới đã khô máu): từ 20-28 tháng tuổi
Tuổi rất quan trọng với Gà đá, Gà trưởng thành từ khoảng 12-14 tháng tuổi. Gà đạt tuổi này thì khi thi đấu mới lỳ và khôn. Gà tuổi này vẫn cự mạnh với đối thủ có trọng lượng gấp 2-3 lần nó và xổ đc trên 5 chân ko chạy. Nếu bạn bỏ qua phần xác định tuổi Gà vì thấy Gà sung và đá hay thì % thua sảng sẽ rất cao, vì bạn cứ nghĩ xem, đưa 1 cậu bé to xác đánh với 1 người lớn thì kết quả sẽ như thế nào?

***Cách vỗ béo Gà***
(Đối với Chạng Gà 1kg)

Nhốt chuồng nhỏ ko thả và chế độ dinh dưỡng như sau: _ Lúa: 2 cử/ngày, ăn đến khi ko ăn nữa. _ Rau: 1 cử/ngày, vừa đủ. _ Mồi: cách 1 ngày 1 cử, sâu supper worm 30 con hoặc dế 15 con hoặc 60g thịt bò… _ Vitamin B1,B2: 100mg/ngày _ Vitamin A+D3, E: cách 1 ngày 1 viên _ Phariton : cách 5 ngày 1 viên

***Cách giảm mỡ Gà***
(Đối với Chạng Gà 1kg)

_ Quần bội ngày 2 lần, mỗi lần 10 phút _ Thả lang ngày 3 lần, mỗi lần 20 phút _ Lúa: 2 cử/ngày, mỗi cử 70 hạt _ Rau: xà lách, giá, mau muống… ăn đến khi ko ăn nữa _ Mồi: 1 cử/tuần, sâu supper worm 10 con hoặc dế 7-8 con hoặc 20g thịt bò… _ Vitamin B1,B2: 100mg/ngày _ Vitamin B6, B12: cách 2 ngày viên _ Vitamin A+D3, E: cách 1 ngày 1 viên.

2) Phòng chữa bệnh:
“Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”
Gà cảnh cũng như người, khi có bệnh sẽ rất uể oải, ủ rủ, yếu ớt. Đập cánh và gáy còn ko nổi thì nói gì đến chuyện đấm đá. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng Gà mắc bệnh, nhưng phần lớn là do con người ta gây nên cho nó. Môi trường và dinh dưỡng là 2 yếu tố rất wan trọng nhằm phòng bệnh hiệu quả nhất. Sau đây tôi sẽ phân tích một số điểm cần lưu ý về Chuồng trại, Thức ăn và cách chăm sóc hiệu quả nhất trong vấn đề Phòng chống bệnh cho Gà.
a) Chuồng trại:
Hiện nay, có rất nhiều cách xây dựng chuồng khác nhau, các kiểu chuồng thì rất đa dạng và sáng tạo, từ đơn giản như chuồng tre nứa, chuồng vải bạt cho đến phức tạp, tốn kém như chuồng Tre lưới cá, chuồng Bê tông lưới B40, chuồng Cọp… Nhưng phổ biến nhất hiện nay là dạng chuồng dãy xây bằng gạch ống và xi măng, rất kiên cố, tiết kiệm diện tích, và chống trộm hiệu quả. Có người còn đầu tư riêng chuồng nhốt ban ngày và chuồng ngủ ban đêm cho Gà nhằm chống kê tặc. Sau đây là 1 số hình ảnh về các kiểu chuồng, các bạn có thể tham khảo:
Chuồng ngủ: sử dụng lưới nhuyễn chống muỗi, đc thiết kế nhỏ gọn vừa đủ cho gà nằm ngủ, tiết kiệm ko gian và có thể để trong nhà phòng chống kê tặc.
Một điều cần lưu ý là cho dù sử dụng bất cứ kiểu chuồng nào cũng đều phải đảm bảo đc:
_ Vệ sinh: phải thường xuyên dọn dẹp phân tiêu hoặc thay chất độn chuồng, đảm bảo ko có mùi hôi, kí sinh trùng, ruồi nhặng nơi chuồng gà.
_ Chuồng phải thiết kế sao cho khô thoáng ban ngày, kín gió ban đêm.
_ Khử trùng và tiêu độc ít nhất 2 tháng/lần.
b) Dinh dưỡng:
*** Lúa ***
Thông thường, sau khi mua về, các bạn chỉ ngâm lúa wa 1 lần khoảng 30 phút rồi chắt nước và cho Gà ăn. Nhưng theo các Sư Kê mà Ba Gà tôi từng gặp cho biết: Vì lúa là thức ăn chính dành cho Gà đá nên ko thể phớt lờ vấn đề này đc. Chọn lúa cho gà ăn, phải là loại lúa tốt, tròn, chắc hạt, nhặt kỹ hạt lép, các thứ dơ bẩn, rồi đãi trong nước sạch, lại phơi khô và cho gà ăn. Tránh ngâm Lúa wa đêm vì có thể lúc này Lúa đã nảy những mầm nhỏ, chứa nhiều độc tố ko tốt cho Gà. Đó là lý do tại sao sau khi đãi Lúa trong nước sạch, các Sư Kê lại phơi khô rồi mới cho gà ăn vì nếu ko may Gà bị ko tiêu thì Lúa ngâm có điều kiện nảy mầm trong bầu diều Gà.
*** Rau xanh ***
Các loại rau xanh có rất nhiều Vitamin K, thành phần giải độc hữu hiệu trong tự nhiên, ngoài ra còn cung cấp các khoáng chất, các nguyên tố vi lượng, làm giảm thân nhiệt cho Gà trong những ngày nóng. Các loại rau phổ biến thường dùng như: xà lách, giá, rau muống. Riêng cà chua, một số Sư Kê cho rằng loại trái này làm gà yếu đường ruột, đi phân lỏng, ko tốt khi Gà đang trong “Chế độ đá”.
*** Mồi ***
Mồi giúp bổ sung các chất đạm, protein, hồi phục sức khỏe và tăng độ hưng phấn cho Gà đá. Hiện nay, các Sư Kê khuyên dùng Sâu Supper Worm trong bữa Mồi cho Chiến Kê nhưng các bạn có thể linh động với những loại Mồi có sẵn hoặc ít tốn kém. Sau đây là các loại Mồi thường dùng cho Gà đá và công dụng chính của chúng: _ Sâu Supper Worm (12k/100g): kích thích hưng phấn cho thi đấu (thường là khẩu phần Mồi trong “Chế độ đá”), kích thích thay lông (thúc đẩy quá trình thay lông, góp phần giúp lông óng mượt, chắc khỏe) _ Lươn con (10k/~10 con): Bổ sung máu (dành cho Gà bị tái mặt, tím mồng) _ Thịt bò (22k/100g): Phát triển cơ (dành cho Gà bị suy, ốm, gió nhẹ) _ Tép (7k/100g): Hỗ trợ chắc xương _ Cá chép con (13k/100g): Dành cho Gà đang giảm cân _ Dế (17k/100g): dùng trong những ngày giá rét, dế có tính nhiệt.
*** Phụ Gia ***
Các loại phụ gia như :
_ Tỏi: rất tốt cho hệ tiêu hóa, thông thường các Sư Kê vẫn cho Gà ăn kèm thêm 1 ít tỏi sau bữa chiều nhằm tránh chứng khó tiêu và tỏi có tác dụng rất tốt giúp Gà ko bị Gió.
_ Gừng: có tác dụng làm ấm Gà khi thời tiết mưa gió nhiều hoặc sang mùa đông. 1 ít gừng giã nhuyễn trc khi cho Gà vào chuồng sẽ giúp Gà có 1 giấc ngủ ngon.
_ Rượu: ngoài tác dụng làm ấm Gà vào buổi tối, rượu còn có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống muỗi, thứ côn trùng làm cho Chiến Kê của bạn ko ngủ ngon giấc và mất sức trong những trận đấu.
_ Trà: nước trà đặc được phết lên da gà mỗi ngày 2 lần sẽ có tác dụng rất tốt phòng chống các bệnh nấm mốc, lác mồng, vảy bọng, nang lườn…
Ngoài ra, theo 1 số Sư Kê cho biết: nếu kết hợp tắm gà hằng ngày bằng nước trà loãng và phết nước trà đặc lên da gà thường xuyên thì khi vô tay sẽ có cảm nhận rất khác (dẻo như đất sét) so với những chiến kê tắm nước ấm và vô rượu nghệ (cứng như cục sắt). Theo kinh nghiệm của họ thì Gà dùng nước trà sẽ có những bước di chuyển khéo léo, đòn thế uyển chuyển và tránh né nhanh nhẹn.
Các Sư Kê còn truyền lại 1 bí quyết nữa, khi Gà khoảng 8-10 tháng, cho uống 1 lượng 10ml nước trà đặc sau bữa chiều, nếu sáng hôm sau thấy gà đi phân có nhớt thì thành công. Bí quyết này giúp Gà vẫn có 1 đôi chân chắc khỏe sau 2-3 mùa lông mà ko có dấu hiệu yếu khớp gối như những Chiến Kê khác ko đc áp dụng.
c) Cách chăm sóc:
_ Gà thiếu nắng sẽ có nguy cơ ủ rất nhiều loại bệnh như: rụng lông, chí rận, tái mặt, lác mồng, nấm mốc… vì thế, ít nhất mỗi ngày Gà phải được phơi nắng 1 lần, thời gian phơi nắng khoảng 15-20’ trong tầm từ 7:00 đến 10:00 sáng. _ Việc ăn uống phải tuân thủ nghiêm ngặt về giờ giấc, tránh Gà bị rối loạn tiêu hóa sẽ dẫn đến 1 số bệnh như: ko tiêu, biếng ăn, đi phân trắng… _ Ngủ nghỉ cũng phải đúng giờ, nếu thấy gà hay ngủ gật ban ngày thì chắc chắn rằng ban đêm Gà ngủ ko ngon giấc vì bị muỗi cắn, bị giật mình vì ồn ào hoặc bị bỏ đói…
Ngoài cách nuôi cổ truyền từ lâu đời nay giờ đây do xã hội nhập người ta đã áp dụng những cách nuôi rất hay của các nước như Thailand hoặc Mỹ,Uc…Sau đây tôi xin chia sẻ với anh em cách nuôi chiến kê của người Thái mà chính tôi đã áp dụng nhiều năm nay cảm thấy rất hiệu quả
CHẾ ĐỘ NUÔI CHIẾN KÊ CỦA NGƯỜI THÁI
Long Gà XIN HƯỚNG DẪN AE CHẾ ĐỘ NUÔI HÀNG NGÀY ĐỂ GÀ CÓ SỨC KHỎE TỐT, XƯƠNG GÂN TỐT KHI DÙNG CÔNG VÀ KICK TRƯỚC KHI RA TRẬN.
CHẾ ĐỘ NUÔI PHỤC HỒI GÀ ĐÁ VỀ SAU KHI DÙNG CÔNG KICK ĐỂ ĐẢM BẢO GÀ CỦA BẠN KHÔNG BỊ HỎNG, KHÔNG MẤT GÂN..
CÁCH KẾT HỢP THUỐC MỘT CÁCH CHÍNH XÁC NHẤT CHO KẾT QUẢ TỐT NHẤT KHI DÙNG CÔNG VÀ KICK
**CHẾ ĐỘ NUÔI HÀNG NGÀY CHO GÀ CHIẾN :
+Để gà của bạn có một sức khỏe tốt, dẻo dai , bền bỉ và gân xương tốt anh em nên dùng 1 bộ thuốc nuôi bao gồm :
-Tăng cơ bắp : giúp cơ bắp rắn chắc, khi chiến đấu ko bị tụt lực.Tăng liều lượng trong quá trình dùng kick
-Thuốc xương : bổ sung canxi cho gà giúp gân và xương gà vững chắc, dẻo dai đảm bảo khi gà đứng lâu, đá lâu không bị run. Gân chịu được sự vận động cực mạnh khi thuốc công phát huy tác dụng
-Bổ nội tạng : với các thành phần chính là các loại thuốc bổ cho cơ quan ngũ tạng, tim phôi và đặc biệt là tăng nội lưc cho gà, chú gà của bạn khi ra trường với sức mạnh nội lực , tim khỏe cho phép gà vận động liên tục và lâu mà ko thở dốc , sẽ giúp chú chiến kê của bạn dai sức, bền sức mà ko bị mệt
-Vitamin tổng hợp(hoặc vitamin đỏ):
Bổ sung các vi chất còn thiếu, bổ sung các loại vitamin rau củ quả để giúp chú chiến kê của bạn ko bị nóng trong, hấp thụ tốt các loại chất và dĩnh dưỡng để đảm bảo quá trình phát triển và hấp thụ chất một cách tốt nhât
– Ngoài ra anh em còn có thể dùng kết hợp với kick lực tổng hợp để bổ sung một cách đầy đủ các loại vitamin, các loại vi chất dinh dưỡng sẽ giúp chú chiến kê của bạn phát triển một cách hoàn hảo
ga cua sat 2
Gà cựa sắt Thailand

**CHẾ ĐỘ NUÔI KHI ĐI ĐÁ CHO CHIẾN KÊ :

+ Với việc bạn cho gà dùng trọn bộ thuốc nuôi hàng ngày đã đảm bảo cho chú chiến kê của bạn dùng kick và công đạt hiệu quả cao mà ko phải lo ngại rằng đá 1 trận sẽ hỏng gà, mất gân hay tụt lực
+ Để anh em có thể yên tâm hơn về thể lực , sức khỏe, sức bền cho chiến kê trước khi ra trận Long Gà khuyên anh em nên dùng trọn bộ thuốc đi đá dành cho chiến kê
Sau đây mình giới thiệu bộ thuốc đi đá cho chiến kê :
-Kick lực: Dùng trước khi đi đá 10-15 ngày ,tùytừng loại sẽ có cách sử dụng khác nhau, nhưng nhìn chung các loại kick đều có công dụng tương đương nhau là kick thể lực của gà trong quá trình dùng thuốc, tích lực, dồn lực của gà lại để gà có đủ thể lực, sức khỏe, sức bên, gân khỏe nhằm tải và phát huy tối đa công dụng và sức mạnh khi thuốc công phát huy tác dụng
Ngoài ra kick lực còn có tác dụng bổ trợ, hỗ trợ cho thuốc công nhằm giúp thuốc công phát huy hiệu quả một cách tối đa
-Công lực: bao gồm rất nhiều loại , Long Gà đảm bảo sẽ tư vấn cho anh em dùng loại nào là hợp lý nhất, kinh tế nhất và phù hợp với từng loại gà , từng trận đấu
Dùng công sẽ giúp chú chiến kê của bạn khỏe ngay lập tức, ra trận với thể trạng sung sức, sung mãn nhất, sức khỏe tăng gấp 2-3 lần bình thường. Công còn giúp gà tăng tốc độ, tăng khả năng phản xả, tăng khả năng tấn công, chịu đòn tốt…Ngoài ra còn giúp chiến kê của bạn chiến đấu một cách dũng mãnh, ko sợ sệt, ko bỏ chạy..

**CHẾ ĐỘ NUÔI PHỤC HỒI SAU KHI ĐÁ VỀ

Chú chiến kê của bạn sau khi đá về ko thể tránh khỏi bị thương và cạn kiệt sực lức.Ngoài ra việc dùng công , gà của bạn vận động trên mức bình thường sẽ làm cho gà tổn hao sức lực, gân xương rệu rã…Nên việc phục hồi thể lực, phục hồi gân gối là hết sức cần thiết
Bộ thuốc phục hồi gồm :
-Super five star: Thuốc bổ sung nhằm phục hồi nguồn năng lượng đã tiêu hao sau quá trình gà vận động sẽ giúp gà nhanh lại sức, gà mau khỏe
-Thông huyết : Giúp gà lưu thông khí huyết, giúp tan máu bầm, giảm độ sưng tấy của vết thương..Giúp gà hết mệt mỏi, nhanh phục hồi các vết thương
-Phục hồi chấn thương : Giúp gà tan máu bầm, máu cục,chữa các vết nội thương. Phục hồi chấn thương một cách nhanh chóng
– Dùng kèm với tăng cơ bắp và thuốc xương, liều lượng tăng nhằm đảm bảo phục hồi gân và cơ bắp một cách tốt nhất
Đây là kinh nghiệm nuôi gà, cách dùng thuốc nuôi cho gà chiến,dùng kick và công cho gà ra trận cũng như chế độ phục hồi cho gà chiến sau khi đá của người thái mà Long Gà đã học hỏi được trong quá trình sinh sống tại Thailand..Hy vọng sẽ giúp anh em có nhiều lựa chọn trong cách nuôi gà chiến, và giúp anh em yên tâm hơn khi dùng công và kick cho chiến kê khi ra trận.Mong rằng ae sẽ có những trận đấu thật hay và dành được nhiều thắng lợi..
Chúc anh em thật nhiều sức khỏe và thành công ! 

Close [X]
chơi đá gà