Gà đá theo nhiều vùng miền khác nhau còn gọi là gà chọi. Gà đá rất khác với gà thường trong chăn nuôi công nghiệp. Nó có những đặc điểm riêng biệt nổi bật sau đây.
- KỸ THUẬT VÀ NỀN TẢNG CƠ BẢN CẦN BIẾT KHI NUÔI GÀ ĐÁ
- CÁCH LAI TẠO MỘT CHIẾN KÊ ĐỘC CÔ CẦU BẠI
- CÁCH PHÁT HIỆN VÀ PHÒNG CHỐNG BỆNH GÀ RÙ
Phân bốkhu vực gà đá
Xuất phát gốc của gà đá ở tỉnh Bình Định. Đây là khu vực nổi tiếng nhất cho ra những chú gà gọi đỉnh cao. Tại đây có hơn cả 1000 con gà trống được tập luyện trong môi trường bài bản và khắc nghiệt nhất để cho ra đời các chú gà chiến hùng vỹ.Tất cả các huyện và thành phố đều có nuôi và tổ chức trường đấu gà, song tập trung nhất là thành phố Qui Nhơn, Tây Sơn và Hoài Nhơn.
Gà trống nếu đá chiến thắng nhiều sẽ bán được giá rất cao ngay cả trong và ngoại nước. Do đó mà hoạt động văn hóa này vẫn còn tồn tại đến nay từ rất lâu đời. Và hiện nay đá gà là bộ môn lan rộng ra khắp cả nước nhất là các tỉnh lân cận như Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai, ĐakLak.
Khó có thể xác định được lịch sử và nguồn gốc của gà chọi Bình Định do có ít tài liẹu nói về gà chọi, bên cạnh đó người chơi gà và nuôi gà thường hay dấu nghề và giữ độc quvền về dòng mái. Nhiều ý kiến cho rằng gà chọi Bình Định có nguồn gốc từ Trung Quốc. Giả thiết này phù hợp với đặc điểm về giống, gà chọi Bình Định có thân hình lo khoẻ, xương to chắc (theo thuật ngữ gọi là gà Đòn) được nuôi phổ biến ở Trung Quốc đến miền Bắc và miền Trung của Việt Nam (ở miền Nam ít nuôi loại gà này). Ngoài ra thể lệ đấu gà ở Miền Bắc, miển Trung và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng.
Đặc điểm sinh học – Màu sắc của lông, da gà đá
Đặc điểm ngoại hình
Gà chọi Binh Định có tầm vóc lo lớn, xương to, cơ bắp phát triển, chân cao và to khoẻ, có cựa ngắn hoặc không có, lớp biểu bì hoá sừng ở cẳng chân dày và cứng, Gà đá bằng sức mạnh của bàn chân chứ không phải bằng khả năng đâm xuyên của cựa.
Nhìn chung màu sắc của gà chọi Bình Định đa dạng, có thể thuần màu hay đa màu trên một cá thể. Thông thường màu sắc lông phụ thuộc vào màu lông của con trống là chính, màu lông giống con trống chiếm tỉ lệ 50 – 60%.
Màu lông
Gà có lông đen tuyền, gọi là gà ô, ở oại này chiếm tỉ lệ cao nhất. Gà có lông đen, lông mã màu đỏ gọi là gà Tía. Gà có màu lông giống lông chim ó gọi là gà Ó. Gà có màu lông trắng toàn thân, gọi là gà Nhạn Gà có màu lông xám tro gọi là gà Xám. Gà có lông 5 màu (đỏ, đen, vàng, trắng, xám), gọi là gà Ngũ sắc. Ngoài ra, còn có một số có màu lông pha tạp như gà đcn có chấm trắng…
Màu mỏ
Màu mỏ cũng có màu sắc da dạng, thường thấy mỏ có màu trắng ngà, màu vàng, màu đen, màu xanh lợt (xanh đọt chuối).
Màu chân
Lớp biểu bì hoá sừng (vảy) ở bàn chân và các ngón chân gà chọi Bình Định cũng có màu sắc không giống nhau giữa các cá thể. Thậm chí, cùng một cá thể song màu sắc hai chân lại khác nhau. Thường thấy gà hai chân đen, vàng, xanh lợt, trắng, vàng đốm nâu, một chân vàng một chân đen hoặc trắng. Màu sắc cựa gà thường giống màu chân, song có con có hai cựa với hai màu khác nhau mặc dù hai chân lại cùng màu.
Màu da
Phần da đầu, cổ, ức, đùi và hông có màu đỏ và dày. Các phần khác như: lưng, nách, cánh lại có màu vàng hoặc tráng và da mỏng.
Tầm vóc
Gà chọi Bình Định có tầm vóc to lớn, chân cao, xương ống chân to, ngón dài và khoẻ, bàn chân (ống chân) gà trưởng thành có con dài tới 15 cm, song thường thấy loại 10-13 cm. Ngực rộng với cơ ngực nổi rõ. Đùi to, dài và cơ phát triển. Tuy nhiên bụng lại rất gọn, khoảng cách giữa hai mỏm xương chân hẹp (1.5 – 3.0 cm ở gà trống). Phao câu và lông đuôi phát triển (lông đuôi có thể dài tới 30 cm). Khối tượng cơ thể trưởng thành của gà trống có thể đạt 5.0 kg, song thường gặp loại gà nặng từ 3.5 – 4.5 kg. Khối lượng cơ thể trưởng thành của gà mái đạt 3.5 – 4.0 kg. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dưỡng và huấn luyện gà, người ta thường khống chế khối lượng của gà trống thi đấu ở khoảng 3.0 – 3.8 kg, là khoảng khối lượng mà gà phát huy tốt nhất các đòn đá hay và hiểm.
Một số đặc điểm gà chọi ngoại hình khác
Gà chọi Bình Định có ít lông, lông to, dài, cứng và dòn ( rất dễ gãy). Các phần đầu, cổ, ngực, đùi rất thưa lông nhưng hai cánh có bộ lông phái triển, giúp gà có khả năng cất cao mình để tung đòn đá. Mặt gà gọn gàng, thường không có tích, tai ít phát triển. Mồng nhỏ và thấp, có 3 loại mồng (lá, dâu, cục) Mỏ gà to, ngắn, nhọn và khoẻ. Mắt thường nhở và sâu, mí mắt dầy, màu mắt đa dạng: mắt bông ( màu đen pha trắng), mắt hạt cau (màu nâu có tia phát từ đồng tù ra xưng quanh), có con mắt màu đồng thau hoặc mắt đen, xanh.