Phòng bệnh cho gà và cách ly là vấn đề khá quan trọng trong mô hình chăn nuôi số lượng lớn. Điều đó, quyết định năng suất và thiệt hại hàng đầu. Những bài trước, mình đã trình bày về chuẩn bị chuồng trại, tiêm vắc xin đúng chuẩn của bộ y tế. Tiếp tục về vấn đề phòng và vệ sinh khu chăn nuôi, hôm nay trên choidaga.online mình sẽ nói khái quát về những kinh nghiệm hay nhất giúp trang trại tránh khỏi dịch bệnh một cách khoa học .
Đầu tiên về vấn đề cách ly giữa các cơ sở chăn nuôi với môi trường bên ngoài và phân khu rõ ràng trong trại :
- Cách ly giữa khu này khu kia, trại này với trại khác, chuồng này với chuồng khác trong mùa dịch là hết sức quan trọng, nói cụ thể là rất cần thiết và phải thực hiện ngay khi lúc mới phát dịch bệnh .
- những các bộ thú ý, công nhân hay bất cứ người trong trại chăn nuôi phải được phân công việc rõ ràng, vị trí thì mỗi người một chỗ cố định. Khi vào trong thì phải sát trùng trước, cấm mang các vật dụng cá nhân hay những vật ở ngoài chưa khử trùng vào, điều này làm giảm tối đa lây lan mầm bệnh.
- Nếu có người tham quan trang trại vào lúc này, bắt buộc thực hiện đầy đủ qui trình như đã nói trên, hạn chế thấp nhất việc di chuyển sát đàn gà .
- xe cộ hay bất cứ phương tiện gì vào khu trang trại đều phải xuất trình giấy kiểm soát dịch, xong bước tiếp theo phải thực hiện sát trùng đầy đủ và thực hiện nghiêm ngặt.
>>Những kinh nghiệm phòng bệnh gà công nghiệm cần lưu ý <<
Vấn đề tiếp theo là vệ sinh thú y trạm ấp nở cũng rất quan trọng :
- Trạm ấp nở có vai trò quan trọng, nhất là chỗ có mối quan hệ bên trong và bên ngoài, nó phong phú và phức tạp. Nếu không vệ sinh cách ly đúng chuẩn như đã nói thì mầm bệnh có thể nhiễm ngay đàn gà con giống. Tệ nhất là giống sẽ được bán đi khăp nơi trong tình trạng nhiễm bệnh thì không ổn chút nào, vì vậy ta nên vệ sinh cách ly thật kỹ và đúng qui cách .
- Trạm ấp phải đặt nằm xa khu trang trại, chuồng gia súc, chợ , khu dân cư….tránh nhiễm bệnh từ những khu lân cận.
- mối quan hệ với những người bên ngoài phải kiểm soát gắt gao, không để dich truyền nhiễm qua xe cộ, người , phương tiện vận chuyển, vật liệu và nhất là con giống nuôi.
- Thực hiện đúng qui định qui trình ấp nở, vệ sinh ấm nở trong tiếp nhận trứng, nhớ phải xông cho trứng trước khi nhập trạm để ấp nở và ra gà con mới.
- Những cái thùng dùng đựng con giống phải bằng carton, nhớ là những tấm lót trong thì không sử dụng lần hai, không thu hồi những miếng đã dùng về trạm.
- Dụng cụ bằng kim loại hay nhựa khi dùng xong phải sát trùng thật kỹ trước khi thu hồi về kho trạm để sử dụng tiếp tục.
- Máy ấp , máy nở phải vệ sinh và khử trùng đúng cách sau mỗi lứa ấp, lúc đó mới được đưa vào sử dụng tiếp theo cho lứa khác.
- phương tiện, dụng cụ dùng để vận chuyển tiếp xúc gà con phải giữ sạch sẽ và vệ sinh kỹ lưỡng trước khi dùng, nếu đã quá cũ không nên sử dụng .
- Các trứng ấp không nở được hoặc các vỏ trứng đã nở cũng phải dọn dẹp nhanh và đưa đi khỏi trạm, tránh ruồi muỗi bằng cách phun thuốc sát trùng .
- vận chuyển gà con bằng xe máy, xe tải, trạm ấp , công cụ phải tổng vệ sinh ngay sau mỗi lứa, đó là cách tốt nhất, có thể phòng ngừa cao nhất trong mùa dịch bệnh .
>>Nuôi gà tây công nghiệp và những kinh nghiệm quý báo <<
Vấn đề cuối cùng là xử lý rác và xác chết gà trong trạm, trang trại nuôi gà :
- Những con gà chết hàng ngày phải tập trung một điểm xác định , tập trung tại kho để cán bộ thú y có thể khám nghiệm và tìm ra nguyên nhân bệnh làm gà chết, để từ đó rút ra cách phòng tránh bệnh.
- Xác gà không còn sử dụng được, lông, lồng, hay các bộ phận của gà phải được thiêu hủy trong lò thiêu, hoặc hầm hố trôn tự hoại. Nhớ khi thực hiện phải đậy kín tránh khói và mùi hôi lây lan, rắc vôi bột sát trùng và phun các loại thuốc khử trùng xung quanh .
- Thịt gà tốt được kiểm nghiệm không có dịch phải bảo quản bằng thùng kín hoặc đồ chứa kín đáo, mang ra ngoài nhanh chóng .
- Phân gà, chất lót nền, độn chuồng đưa ra ngoài tập chung một nơi có mái che mưa. Những phân có mầm bệnh phải ủ bằng cách rắc vôi, sát trùng trước khi đem bón cây.
- tránh để các loài vật hoặc chim thú lại gần xác chết, phân, phế phẩm của gà, để tránh mang mầm bệnh đi reo rắc khắp nơi .