Kỹ thuật nuôi gà thương phẩm đẻ trứng và cách cắt mỏ !

Kỹ thuật nuôi gà thương phẩm đẻ trứng rất quan trọng, thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của gà càng quan trọng không kém. Bài trước mình đã nói đến cách thức cho ăn khi gà ở giai đoạn hậu bị, cách phòng và chữa bệnh cũng đã nêu. Vì vậy,  trên trang  choidaga.online hôm nay, mình xin nói đến kỹ thuật nuôi và dinh dưỡng cho gà thương phẩm , đây là những cách hợp lý nhất cho bà con tham khảo .

Đầu tiên ta bàn về kỹ thuật cắt mỏ cho gà thương phẩm đẻ trứng một cách  an toàn và hiệu quả nhất :

  • Khi nói đến chăn nuôi gà đẻ thương phẩm thì chúng ta nghĩ ngay đến chuyện cắt mỏ, kỹ thuật cắt mỏ sao cho đúng cách và không gây tổn thương cho gà nuôi
  • Trong vùng khí hậu thông thoáng, nóng bức, gà được nuôi trong lồng hoặc chuồng bao giờ cũng phải được cắt mỏ .

c1

>>chữa bệnh đậu và cách phòng chống hiệu quả <<

  • Vì sao phải cắt mỏ :
    • cắt mỏ để ngăn chặn bệnh gà cắn mổ, cắn mổ lẫn nhau, ăn thịt lẫn nhau, gây thiệt hại cho kinh tế gia đình
    • và khi nhiệt độ tăng cao lên, và lượng ánh sáng chiếu gây gắt, cộng với tình trạng nhốt chung lồng, điều này khiến gà cắn nhau, lôi ruột và nội tạng của nhau ra ăn .
    • trong một buổi trưa nếu để tình trạng gà cắn mổ xảy ra, việc này sẽ làm thiêt hại rất lớn, có thể tính thiệt hại bằng một cơn dịch bệnh đi qua. Vì vậy , phòng tránh bằng cách cắt mỏ cho gà là hợp lý nhất.
  • Việc cắt mỏ gà cũng có thể đem lại lợi ích khác, cụ thể là khi được cắt mỏ gà rồi thì khi ăn có thể tránh rớt rơi thức ăn khoảng 5% so với gà chưa cắt mỏ .
  • Và ta cắt mỏ gà đúng kỹ , đúng cách sẽ hạn chế được việc cắt mỏ gà lặp đi, lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài. Cắt đúng vị trí sẽ không ảnh hưởng quá trình ăn uống của gà, từ đó sẽ không làm chậm quá trình phát triển của gà, tạo điều kiện để gà hoàn thành năng suất cao trong một mùa đẻ.

c2

  • Ta nói về thời gian cắt mỏ gà : thì có nhiều tài liệu vẫn còn lệch nhau, chưa thống nhất nhau về thời gian cắt mỏ, nhưng ta có thể thực hiện theo các điểm thời gian dươi đây là hợp lý nhất :
    • lần đầu thực hiện vào khoảng thời gian được gần 1 tuần tuổi hoặc hơn 2 đến 3 ngày (từ 7- 10 ngày)
    • tiếp theo lần hai ta thưc hiện khi gà được khoảng 2 tháng , có nghĩa là dao động từ 7-8 tuần tuổi là cắt được, đó là thời gian cần thiết để cắt .
    • Gà hậu bị, ta có thể thực hiện cắt trong khoảng thời gian từ 12-16 tuần tuổi là hợp lý nhất.
  • Những con gà được cắt mỏ phải đảm bảo tình trạng sức khỏe, không bị ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài , hoặc các yếu tố gây stress khác.

c3

>>kinh nghiệm chăm sóc gà đồi yên thế <<

  • Trước và sau khi cắt mỏ ta phải chuẩn bị thức uống như sau : ta pha vitamin K (menadion), liều lượng khoảng 3-5mg/1lit nước , cho uống trong 2 đến 3 ngày trước và sau khi cắt mỏ .
  • Khi thực hiện cắt mỏ,  ta cho gà nhịn ăn khoảng vài giờ để hạn chế thức ăn dính vào mỏ và đỡ phải vệ sinh .
  • Thực hiện cắt mỏ bằng các công cụ chuyên dụng, phải thực sự sắc bén. Phải đốt nóng để thực hiện cắt, sau đó ta hàn sừng luôn để hạn chế việc chảy máu mỏ.
    • gà nhỏ từ 7-10 ngày tuổi ta đưa mỏ trên và dưới qua lỗ cùng lúc để cắt, cắt cách lỗ mũi không qua 2mm.
    • Đối với gà lớn từ 8-10 tuần tuổi ta cắt mỏ trên cách mũi khoảng 6mm là chuẩn kỹ thuật, mỏ dưới ta cắt cách xa vết cắt mỏ trên khoảng 3mm là hợp lý .Mỏ dưới phải dài hơn mỏ trên, các mỏ phải tạo thành vuông góc với trục mỏ.
    • Mỏ trên ta cũng có thể cắt theo cách là : xác định vị trí cắt bằng cân bằng nằm giữa chớp mỏ và bờ mũi, mỏ dưới ta cũng thực hiện cắt như trên là cắt cách vị trí mỏ trên khoảng 3mm.
  • Thức ăn dành cho gà sau khi cắt mỏ là : cho gà ăn khẩu phần tự do trong vòng khoảng 1 tuần là được, đổ thức ăn nhiều và dày tránh tình trạng gà chạm mỏ vào thành máng trong khi mổ .

c5

Có thể cắt mỏ bằng dụng cụ thô sơ 

  • Tiếp tục pha thành phần vitamin K vào nước uống của gà, khác lần trước là ta cho thêm một ít chừng 1g tetracylin/1 lít nước , uống trong vòng khoảng 4-6 ngày là được .
  • Ta nên theo dõi vết thương của gà sau khi cắt mỏ, nếu chảy máu ta nên chữa kịp thời.
  • không nên dồn bắt gà, làm hỗn loạn sáo động chuồng nuôi  trong những tuần đầu tiên sau khi cắt mỏ.

>>chăm sóc gà hậu bị và kinh nghiệm hay nhất <<

Giám sát chặt chẽ những hoạt động của gà sau khi cắt mỏ, ngăn ngừa nhiễm trùng làm độc, cho uống thuốc theo thành phần đã nêu trên, cho uống đầy đủ. Không nhốt quá chật để hạn chế mổ nhau khi mới cắt mỏ, điều phối hợp lý khẩu phần ăn, máng ăn sạch sẽ và thức ăn đủ dày để gà mổ chạm thành máng.

Close [X]
chơi đá gà