Việc nuôi gà hay nuôi bất cứ một con vật nào thì bạn nên đặt tiên riêng cho nó. Giống mình mình cũng có một cái tên để gọi nhất định.
- HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP THỂ LỰC CHO GÀ ĐÁ
- CÁCH CHỌN GÀ ĐÁ QUA CÁC BỘ PHẬN: MẶT, ĐÙI, CẲNG, LƯỜN
- CÁC GIỐNG GÀ TRE ĐẸP MẮT NHẤT HIỆN NAY
Nhưng cách nào để đặt tên hay cho gà thì có lẽ còn vài anh em sư kê chưa nắm rõ. Để dễ dàng phân biệt và kêu gọi gà khi nó ở chung chuồng với nhiều con khác hoặc thậm chí ra trường gà để tỉ thí với đối thủ thì nhất định cũng có một cái tên để bạn và khán giả cỗ vũ.
Sau đây là vài cách để bạn đặt tên cho gà đá của mình:
Sắc lông gà và những tên gọi đẹp
Những người có tính tình mộc mạc, hễ nghĩ sao nói vậy, hễ biết gì làm vậy nên họ thường dùng những cái tên mộc mạc để đặt cho chiến kê của họ. Chuyện này là chuyện thường tình của thời xa xưa. Vì vậy, khi nghe các vị sư kê lớn tuổi thuật lại “chiến tích” của những con gà nổi tiếng một thời của vùng kia, tỉnh nọ với những cái tên như con Điều, con Ô, con Chuối, hoặc con Ngũ sắc, con mồng Dâu… không cần nghĩ ngợi đâu xa, họ cứ căn cứ vào sắc lông của con gà mà đạt tên riêng cho nó. Trong trường hợp trong vùng mà có hai con Điều nổi tiếng ngang nhau thì người ta gọi tên gà kèm với tên người chủ. Ví dụ : con Ô của Hai Lúa, con Ô của Sáu Thanh ..
Tên sư kê cũng có thể đặt luôn cho gà
Với những con gà xuất sắc đá đâu thắng đó, nổi tiếng như cồn thì cái tên của nó thường là do người ngoài đặt cho, mặc dù nó đã được chủ nuôi đặt tên riêng cũng vậy. Cái tên mà người ái mộ đặt cho gà ý nghĩa hơn cả và cũng dễ nhớ hơn cả là cứ tên chủ nuôi mà đặt. Như vậy thì không lầm lẫn chút nào. Nếu ở địa hạt khác thì đây là chuyện hỗn hào, xách mé (người xưa vốn ưa dấu tên riêng), thế nhưng đây là chuyện danh dự, ai cũng chấp nhận. Ba bốn chục năm trước ở vùng Xuân Hiệp Thủ Đức đi đâu cũng nghe tiếng “mái Chín Cầu”, hay “mái Thợ Bạc”. Sau này đến miệt Bình Dương lại có tiếng “gà Năm Sô” … Gần như đến địa phương nào cũng được nghe những con chiến kê mang tên chủ nuôi như vậy
Tên địa phương nơi gà sinh sống cũng có thể đặc tên
Những con gà nòi mang danh tên địa phương là những con gà thiệt dữ, đá ăn nhiều độ đến nỗi chiến tích của nó vang xa khỏi địa phương nó sống. Những biệt danh này đa số là do người ái mộ của địa phương khác đặt cho. Chẳng hạn như Ngũ Sắc Xóm Thuốc (một địa danh ở Gò vấp), con Xám Khổ cầu Kho… Mang chuông đi đánh xứ người mà mà tiếng ngân vang xa được như vậy thì quí biết chứng nào ! Những con gà như vậy, danh tiếng của nó cả trăm năm sau vẫn còn có người nhắc nhở đến …
Nhìn tật và tướng mạo để đặt tên
Người xưa nói câu : “Có tật có tài”. Trên đời, quả thật con gà nòi cũng như vậy. Thường những con gà có tật như thiếu đuôi (gà cúp), như lắc mặt … tuy không ai cũng có ý chê bai. Thế nhưng hãy coi chừng tài của những con gà đó ! Thì đó, những con đòn như sấm sét mà vóc dáng điệu bộ bên đâu có ra gì! Có điều gà xấu tướng, xấu tật mà tên tốt … nghe cũng không xuôi, nên thường có tật nào đặt cho nó tên đó: gà Gù, gà Cúp, gà Lắc mặt (mình có bệnh lác), gà Thiếu Cựa (do gãy mổ tuy xấu mà đá quá hay thì những tên tuổi nhắc mãi và chủ nuôi cũng hãnh diện.
“Hương xa” gợi ý để đặt tên
Có những con tên rất “kêu”, mặc dù tài nghề chưa hẳn đã xứng đáng. Đó là tên do chủ nuôi quá cưng con gà mà mang tên những địa danh nổi tiếng trên thế giới như Phú Sĩ, Cam Tuyền, Hy Mã Lạp Sơn …
Thế và đòn đá của gà cũng có thê là một biệt danh
Có những con gà nòi nổi tiếng vì một vài thế xuất sắc nào đó. Nó thắng đối thủ bằng cú đá hóc hiểm đó của mình, và nó nổi danh như cồn. Thế là từ đó người ái mộ bằng chính tài nghệ của nó, mặc dù khi gọi tên nghe rất ngộ nghĩnh, buồn cười : con Quăng Mé, con Liên Cước, con Áp Thổ, con Hồi Mã Giao Long … chỉ cần nghe tên gà là đủ biết con gà đó ra sao. Nói chung, tên riêng của gà hay dở ra để tâm thắc mắc, người ta chỉ ái mộ ở tài nghệ con gà nào thật sự nổi tiếng mà thôi.