Tiếp tục phần 3 về các căn bệnh phổ biến của gà thả vườn. Mình xin hướng dẫn cách phòng bệnh và cách trị bệnh khi gà thả vườn mắc bệnh nguy hiểm. Theo tài liệu tổng hợp mà mình sưu tầm được thì phần 3 này cũng là phần quan trọng mà bà con nuôi gà thả vườn lưu ý. Nếu gặp một trong những bệnh mà mình sắp nêu ở dưới đây thì nhớ đọc kỹ hướng dẫn.
11. Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (infections bronchitis) là bệnh phổ biến phát triển trên gà :
Chỉ có gà dễ bị bệnh này, do một coronavirus gây nên (có đến 20 loại serotype của loại virus này) khi có strees do lạnh và dinh dưỡng kém. Bệnh truyền qua tiếp xúc gà khoẻ với gà bệnh, hoặc qua
không khí giữa các chuồng, giữa các trại, ủ bệnh 18-36 giờ. Trong thời gian này nhớ theo dõi kỹ càng và không được lơ là với đàn gia cầm của mình, không thì sẽ để lại hậu quả xấu.
a) Triệu chứng: ở gà non: Há mồm ra thở, ho, hắt hơi, ran khí quản, dịch mũi chảy, mắt ướt, mắt sưng. Gà tụm lại dưới chụp sưởi ấm, xù lông, phân loãng, ăn ít, uống nước nhiều, sút cân. Bị bệnh lúc 1 ngày tuổi là có thể gây tổn thương cố định tới đường sinh dục dẫn đến giảm đẻ, trứng kém chất lượng.
- Đầu tiên là gà lớn bị bệnh thì tổn thương ở ống dẫn trứng ít nghiêm trọng hơn, không có dịch mũi, có trường hợp không có triệu chứng lâm sàng (bên ngoài).
- Thứ hai gà đẻ bên cạnh các bệnh lý hô hấp thì đẻ giảm rõ rệt, giảm tỷ lệ trứng giống, tỷ lệ ấp nở giảm, trứng vỏ mềm, dị dạng xù xì tăng cao.
- Sau cùng gà lây lan bệnh rất nhanh, thường nhiễm cao đến 100%, tỷ lệ chết đến 25% hoặc hơn nữa ở gà non dưới 6 tuần tuổi và không đáng kể ở gà đã trên 6 tuần tuổi.
b)Bệnh tích: ở gà non: Khí quản viêm ca ta có dịch nhầy màu đục có bã đậu ở trong khí quản và phế quản. Viêm phổi, thận sưng nhạt màu. ở gà lớn: Khí quản xung huyết màu hồng, dịch nhầy nhiều, túi khí có bọt. Gà đẻ có thể có lòng đỏ trứng vỡ trong xoang bụng.
c) Phòng trị: Chưa có thuốc đặc trị, phải làm tốt các biện pháp quản lý dịch tễ, cách ly nghiêm ngặt, vệ sinh thú y mỗi khi thay đàn mới.
- Các bệnh kế phát do vi trùng gây ra thì dùng kháng sinh như Chloramphenicol, Tetracyclin, Neotesol và các loại vitamin bổ dưỡng.
- Phòng bệnh bằng tiêm vacxin (loại sống và vô hoạt) là hữu hiệu nhất. Vacxin nhược độc dùng cho ga non 2 lần, cách nhau 3-4 tuần.
>>Những bệnh lưu ý nên xem của gà thả vườn phần 2 <<
12. Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (infections laringo tracheitis – ILT), bệnh này tương tự như bệnh ở trên, khá nguy hiểm :
Là bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc trưng rất riêng cho gà ở triệu chứng bên ngoài và bệnh tích đường hô hấp, do một herpes virus gây ra. ở trong khí quản gà chết, virus có thể sống tới 22-24 giờ ở nhiệt độ 37oc và sống được 60 ngày ở 4-100C nhưng virus không sống được trên xác chết đã thối.
Bệnh lan truyền qua đường hô hấp do hít virus lơ lửng trong không khí, thức ăn, nước uống nhiễm virus với thanh dịch và chất thải có virus từ gà bệnh. Người chăn nuôi, quần áo trang bị dụng cụ, xe cộ, chuột, dán đều có thể truyền bệnh. Bệnh không truyền qua trứng.
a)Triệu chứng: ủ bệnh 4- 12 ngày. Gà bệnh cấp tính bị viêm kết mạc mắt (mắt đỏ), rất khó thở, nhịp thở ngắn nhất là lúc hít vào, gà tìm không khí để thở cấp bách bằng cách rướn cổ dài ra đằng trước, há mỏ rộng để thở, có tiếng khò khè, hắt hơi, ho.
- Khi gà lắc đầu, vẩy mỏ làm văng ra với những đám thanh dịch nhầy lẫn máu.
- Gà suy kiệt, mào tím, nằm phủ phục trên nền, đầu tì lên nền và chết rất nhanh do ngạt thở, thiệt hại đến 60% đàn, gà còn sống có thể bì mù. Gà có thể bị bệnh ở dạng nhẹ hơn, chỉ viêm kết mạc, thanh dịch hoặc xuất huyết mà không có triệu chứng đường hô hấp.
b)Các bệnh tích để lại hậu quả nghiêm trọng và đáng để mọi hộ dân bận tâm về căn bệnh này : Gà bị bệnh cấp tính thì ở miệng, mỏ, thực quản, thanh quản, khí quản tắc đầy dịch nhầy lẫn máu, có khi ống thanh quản, khí quản tắc đầy dịch màu vàng xám và máu, gây khó thở và chết ngạt, phổi có thể bị tụ huyết và phù thũng. ở thể nhẹ chỉ xung huyết nhẹ và lấm tấm xuất huyết ở thanh quản và 1/3 trên của khí quản.
c)Phòng bệnh là cách duy nhất để hạn chế thiêt hại khi chưa bắt đầu nhiễm cho cả chuồng : Làm tốt vệ sinh phòng bệnh kết hợp sử dụng vacxin. Nhỏ vacxin cho gà con sau 4 ngày tuổi vào mắt, vào lỗ huyệt, hoặc cho uống. Tốt nhất là nuôi gà cùng lứa tuổi “cùng vào, cùng ra”.; Khi có. dịch phải bao vây nghiêm ngặt, giết những gà bệnh ở thể nặng cấp tính.
13. Bệnh nấm phổi (aspergillosis): là bệnh lây lan qua không khí, do môi trường nuôi số đông bầy đàn tạo nên:
Đây là bệnh do nấm Aspergillus fumigatus gây ra. ở không khí các bào tử nấm xâm nhập vào phổi và túi khí của gia cầm qua bụi hít vào từ mũi, khí quản, khi sức đề kháng giảm thì bệnh nặng lên. Bệnh lan truyền từ trong máy ấp do trứng nhiễm nấm, hoặc máy ấp bẩn, từ chất độn chuồng, thức ăn nhiều nấm.
phổi gà bị bệnh khi giải phẩu
a)Triệu chứng đáng chú ý và theo dõi sát bầy gia cầm nếu có hiện tượng này : Gà ốm ủ rũ, kém ăn, khó thở, thở nặng nề, nhịp thở nhanh, thở gấp, phải ngồi để thở, nhưng đặc biệt là không nghe tiếng ran khò khè, ho, chảy nước mũi như ở một số bệnh đường hô hấp khác (IB, LTI, CRD…). Gà sốt, lờ đờ, chân khô, gầy.
- Thứ nhất bệnh phát đồng loạt và chết nhanh sau 1-2 ngày.
- Tiếp theo bệnh cấp tính thường ở gia cầm con đến 2 tuần tuổi.
- Cuối cùng thể bệnh mãn tính thì triệu chứng không điển hình.
b)Bệnh tích: Phổi và màng phổi và có khi cả ở túi khí có những hạt lấm tấm màu vàng, xám nhờ nhờ có kích cỡ bằng đầu đinh ghim, bấm thấy cứng và dai, đó chính là các ổ nấm. Nhiều khi từ các ổ nấm này phát triển sang thanh quản, gan, ruột, não, có khi ở mắt. Trên túi khí và màng phúc mạc có dịch đục fibrin mủ tạo thành từng đám màu ghi vàng.
c)Phòng bệnh: Chất độn chuồng sạch đảm bảo vệ sinh, không ẩm mốc, phun sulfat đồng sát trùng; Thức ăn, nguyên liệu thức ăn đều không kém phẩm chất, không mốc; Thường xuyên sát trùng kho trứng, máy ấp, dụng cụ chăn nuôi bằng dung dịch formol, sulfat đồng 1% hoặc fibrotan 2%.
– Trị bệnh : Loại gà gầy yếu, khó thở, khô chân. Có lúc phải loại cả lô gà Gà khỏi bệnh rất chậm lớn. Điều trị bằng sulfat đồng 0,1% và fibrotan 0,2% pha vào nước cho uống, bổ sung vitamin A.
>>Những bệnh gà thả vườn cần lưu ý phần 1<<
14. Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (infections Coryza)
Bệnh truyền nhiễm lây lan cấp tính, đặc trưng là ho, viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn Haemophylus gallinarum gây ra. Gà 18-35 tuần tuổi dễ mắc bệnh nhất. Lây lan từ gà bệnh tiếp xúc với gà khoẻ, các thanh dịch mũi, mắt của gà bệnh gây nhiễm nước uống, thức ăn, chất độn chuồng, sân vườn cây cỏ.
a)Trệu chúng: Thời gian ủ bệnh 1-5 ngày. Gà ốm chảy nước mũi, viêm kết mạc thanh dịch, bụi lẫn
vào nước mũi bịt lỗ mũi, nước mũi đặc và đục dần có mủ, mùi hôi đặc trưng. Mũi tắc gà vẩy vẩy, lấy chân gây gây vùng mũi, dúi mỏ vào cánh để lau mũi làm Lẩn lông, há mỏ ra thở, mồm khô, có những mảnh màu vàng ghi đọng ở miệng dễ bong. ở hốc mắt bị đọng thanh dịch làm mắt sưng húp lên, mí khép lại. Gà ủ rũ, ăn uống ít, đẻ giảm. Bệnh này gây chết ít.
b) Bệnh tích: Niêm mạc đường hô hấp trên và xoang mũi bị viêm ca ta, kết mạc và hạ bì vùng mắt và tích bị phù. Viêm lâu ở các khoang lỗ mũi, màng kết mạc tiết dịch có bã đậu, cần phân biệt với bệnh đậu ở thể ướt.
c)Phòng bệnh: Nuôi dưỡng tốt, chuồng trại không chật quá, thoáng mát, đóng mở kéo rèm che chuồng kịp thời tránh thời tiết thay đổi đột ngột và gió lùa; Nuôi gà cùng lứa, vận chuyển gà vào lúc mát; Vệ sinh chuồng trại tốt.; Dùng vacxin phòng bệnh.
d)Chữa bệnh: Dùng kháng sinh 5g Streptomycine + 2g Penicilline cho 50kg thể trọng gà, tiêm 2-3 lần, cách nhau dưới 72 giờ; Chloramphenicol O,4g/ lít nước hoặc 200-250 g/tấn thức ăn, dùng trong 4-7 ngày. Dùng kháng sinh cần bổ sung thêm các loại vitamin nhất là vitamin A.
15. Bệnh Lơ-cô (leukosis – Lymphoid leucosis)
Bệnh do virus nhóm cận họ Oncoviridae thuộc họ Retroviridae gây ra, phát triển tốt trên phôi gà và môi trường tế bào. Virus tồ.a tại được trong nhiều tháng ở 700C. Gà bệnh thải dãi rớt, phân làm lây bệnh, đặc biệt là gà con có thể bị nhiễm bệnh từ gà mẹ truyền qua trứng.
a)Trệu chứng: Thời gian ủ bệnh rất lâu từ 3 tuần đến 9 tháng. Gà ốm gầy, da nhợt, ủ rũ, ỉa chảy, kém ăn, nhiều con bụng bị xệ, đi lại như dáng đi của chim cánh cụt. ở gan, nội tạng phát triển các khối u to có thể thấy được. Bệnh thường mãn tính, cũng có con bị cấp tính chết.
b) Những bệnh tích để lại cho thấy: là dạng lymphoid leucosis còn gọi là bệnh gan to, có khối u đặc trưng màu trắng như những cục mỡ bằng 2-3 hạt ngô, có ranh giới rõ rệt, thể tích gan tăng đột ngột 4-5 lần so với bình thường, bề mặt gan xù xì như kê hoặc thể tích tăng 1,5-2 lần. Các bộ phận khác như lách, thận, ruột, hệ lâm ba, túi fabricius đều có khối u phát triển làm cho gà chết.
+ Dạng erithroblastosis, còn gọi là bệnh máu trắng thường xảy ra ở gà trên 6 tháng tuổi. Ngoài triệu chứng bệnh trên, da gà nhợt nhạt có màu vàng bệch thấy rõ ở những chỗ không có lông, ỉa chảy.
+ Tiếp theo là dạng mielocitomatosis hay mieloid leucemie leukosis. Triệu chứng bệnh này giống dạng erithroblastonis. Chỉ khác sự xuất hiện của các tế bào chất xám ở các cơ quan có tăng sinh gan có các hạt.
+ Còn dạng mielocitomatosis rất ít khi xảy ra và dạng osteopetrosis thường gọi là bệnh chân to, 2 ống bàn chân gà sưng to xù xì không đều.
c) Phòng bệnh: Chưa có vacxin cho bệnh Leukosis; Thực hiện tốt chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, phòng bệnh, vệ sinh thú y. Nuôi và nhốt riêng từng loại gà, chọn nuôi gà bố mẹ khoẻ để lấy gà con làm giống. Khi phát hiện có bệnh phải chọn lọc hoặc thải hết những gà có triệu chứng lâm sàng, tăng cường vệ sinh thú y.
16. Bệnh nhiễm trùng máu do Echerichia coli (E.coli) Bệnh xâm nhập qua đường tiêu hóa của gà:
Mầm bệnh là một loài vi khuẩn Echerichia coli rất sãn trong các nguồn nước. Khi xâm nhập) vào cơ thể, vi khuẩn sống ở đường tiêu hoá và khi sức khoẻ giảm sút sức đề kháng yếu hoặc có sự tác động của một loại vi khuẩn hoặc virus khác nữa là E.coli gây bệnh. Bệnh phát ra nhanh, mạnh, tỷ lệ ốm chết cao. E.coli gây bệnh chủ yếu ở đường tiêu hoá và khi phát triển có số lượng lớn vi khuẩn thì nhiễm vào máu gây độc toàn thân.
a) Triệu chứng: Gà con thường bị bệnh nặng, ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao, ỉa chảy, phân trắng (dễ nhầm với bệnh bạch ly). ở gà lớn có triệu chứng nhưng không rõ rệt. Gà ốm, chết rải rác do kiệt sức, khi chết là rất gầy.
b)Bệnh tích: Chủ yếu là viêm và xuất huyết gần như toàn thân: Dưới da, cơ, màng bụng, màng tim, gan, lách, các túi khí đục, có lúc chứa những sợi huyết (fibrin), hoặc chất bã màu vàng.
c)Phòng bênh: Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh thú y. Phải tạo nguồn nước sạch có tỷ lệ coli trong nước dưới mức quy định cho gà sống Khi có nghi ngờ nước kém tinh khiết phải pha thêm các dung dịch sát trùng, thuốc tím, kháng sinh v… ngôi gà thả thì sân vườn không để có các rãnh, hố nước đọng gà uống bẩn, mà phải có nước sạch cho gà uống.
d)Đíề u trị : Các loại kháng sinh: Chloramphenicol 10%: 4 ml/1 lít nước, Tetracyclin: 400 g/tấn thức ăn. Bổ sung vitamin tổng hợp A, B.
>>Lựa chọn giống gà chọi tốt dành cho các sư kê <<
17. Bệnh giun sán là bênh đường ruột và làm cho gà suy dinh dưỡng và không đạt năng suất trong lúc chăn nuôi :
Giun sán sống ký sinh ở đường ruột bằng các chất bổ dưỡng, giun sán càng nhiều lượng chất bổ dưỡng càng hao hụt làm cho gà thiếu dinh dưỡng trở nên gầy yếu, suy nhược, và có thể gây nên tắc ruột, tắc ống mật, thủng ruột do giun sán quá nhiều, gây thiệt hại khá lớn cho chăn nuôi.
- Đàn gà có dấu hiệu chậm lớn, lông xù, thiếu máu, mào, mặt, chân nhợt nhạt, kém ăn, gà mái giảm đẻ là nghĩ đến có thể bị giun sán. Lấy phân gửi phòng thú y xét nghiệm ngay.
- Nếu là giun kim hay sán dây thì có thể quan sát bằng mắt được, thấy con giun hoặc đốt sán lẫn trong phân, nếu là giun đũa thì phải gỉn đến phòng chẩn đoán tìm trứng giun trong phân bằng kính hiển vi. Hoặc nhanh nhất là chọn con gà gầy yếu mổ khám, nếu bị giun thấy giun đũa hoặc các loại giun sán khác nằm nhiều trong ruột gà.
a)Phòng bệnh: Đảm bảo vệ sinh thức ăn, nước uống sạch, nhất là chất độn chuồng phải khô ráo, phun thuốc sát trùng diệt côn trùng, mối, kiến, mạt các loại mang ấu trùng sán bằng sulfat đồng, dipterex, asuntol.
b)Trị bệnh rất đơn giản chỉ cần làm theo các bước và công thức ở dưới thì bà con sẽ trị được bệnh :
*Đối với giun đũa:
- Đầu tiên ta tẩy bằng Piperazin, liều 200-400 mg/kg thể trọng gà, hay trộn 0,2-0,4% vào thức ăn, pha 0,1-0 2% vào nước uống, hoặc Menvenbet với liều 60 g/tấn thức ăn, hoặc Tetramisol 40-60 g/tấn thức ăn, trộn cho ăn trong 1tuần liền.
- Kế tiếp tẩy giun kim thì dùng thêm Phenotiazin với liều 0,5 g/gà dùng 1 ngày hoặc có thể theo nơi sản xuất hướng dẫn.
- Cuối cùng ẩy sán: Loại đặc hiệu là thuốc Arecolin hoặc Bromosalạxilamit (liều theo nơi sản xuất hướng dẫn). Có thể dùng loại Butynorate kết hợp