Giới thiệu về giống gà Serama!!! Đá gà ăn tiền!!!
Bài viết hôm nay mình xin giới thiệu với các bạn về giống gà Serama – một loại giống gà tre tí hon… Nếu AE thích mà muốn tìm hiểu thì phải đọc thật kỷ vì giống này cực khó… trải qua mấy năm kinh nghiệm và đặc biết là tốn kha khá học phí!!! Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho AE muốn tìm hiểu thêm về giống gà này… Chút AE thành công – Nếu xem hay thì chia sẽ nha mọi người!!!
>>HƯỚNG DẪN AE SƯ KÊ KỸ THUẬT NUÔI GÀ TA<<
Serama là giống gà tre nhỏ và nhẹ nhất trên thế giới, và thường được mô tả như là một công trình nghệ thuật sống.
Tổ tiên trực tiếp của giống gà là không xác định và có nhiều tuyên bố cũng như truyền thuyết xung quanh nguồn gốc của giống gà serama. Một số tuyên bố còn đẩy xa đến thế kỷ 17 và thời vua Thái Sri Rama, mặc dù không có tài liệu nào chứng minh cho điều này.
Giống gà serama hiện đại được cho là kết quả của nhiều năm lai tạo bởi Wee Yean Een ở bang Kelantan, Malaysia, người say mê nuôi gà từ thời niên thiếu.
Vào năm 1971, Wee Yean Een kiếm được vài con ayam kapans nặng khoảng 650 g, mà chúng tương tự như những con gà modern game bantam. Tuy nhiên chúng không theo bất kỳ tiêu chuẩn về gà tre nào. Ban đầu, Wee Yean Een dự định lai xa kapans với gà ác (silkie bantam) để tạo ra những con gà ác nhỏ như kapans. Thật ngạc nhiên, ông chỉ thu được toàn kiểu lông bình thường ở bầy lai đầu tiên. Vì bầy đầu có khung xương nhỏ như mong muốn và cấu trúc cơ thể như gà ác, Wee quyết định tiếp tục và cố gắng loại bỏ những đặc điểm không mong muốn ở gà ác. Chẳng hạn, chân có lông và năm ngón. Mặc dù ông không thể loại bỏ được những đặc điểm này một cách hoàn toàn bởi vì thỉnh thoảng những trường hợp lại tổ (throwback) chẳng hạn như lông mịn hay chân có lông hãy còn xuất hiện cho đến tận ngày nay.
Vào năm 1985, Wee Yean Een lai với gà tre nhật để lấy màu và kiểu đuôi dựng đứng. Kế hoạch của ông là tạo ra giống gà tre ngực nở với dáng vẻ tự tin và vương giả. Cùng với đôi cánh thẳng đứng gần hay hầu như chạm đất và một thân hình gọn gàng.
Sau khi thành công trong việc lai xa với gà tre nhật, ông lai cận huyết để củng cố những đặc điểm này. Thật ngạc nhiên, bầy con có kích thước còn nhỏ hơn nữa vì vậy ông tiếp tục chương trình lai tạo.
Vào năm 1988, giống gà trở nên thuần và cân nặng dưới 500 g. Wee Yean Een quyết định đặt tên cho giống gà là serama theo tên của Raja Sri Rama, một nhân vật huyền thoại từ kịch rối bóng (shadow puppet) mà Wee Yean Een yêu thích khi còn bé. Wee Yean Een cho rằng Raja Sri Rama, người nổi tiếng với vẻ đẹp, sự sang trọng và vương giả là hình tượng lý tưởng cho giống gà serama.
Để phổ biến giống gà và kiếm kinh phí duy trì chương trình lai tạo của mình, Wee Yean Een bắt đầu bán ra số gà dư.
Vào năm 1990, khi số lượng gà lưu hành bên ngoài đủ nhiều, triển lãm gà serama đầu tiên được tổ chức ở quận Bukit Batu Pahat thuộc bang miền bắc Perlis, Malaysia. Nó được kết hợp cùng với một sự kiện của bang bao gồm thi chim hót và đá gà.
Ngày nay, vì Wee Yean Een được hầu hết mọi người công nhận là nhà sáng lập, chuyên gia và người tiên phong lai tạo giống gà, ông hiển nhiên được chọn làm trọng tài. Kể từ lần triển lãm đầu tiên, sự phổ biến của giống gà ngày càng tăng khiến serama trở thành thú cưng phổ biến nhất ở Malaysia. Ngày nay, gà serama thậm chí còn lấn lướt cả chó và mèo trong vai trò thú cưng. Ở Malaysia, không có gì bất thường khi một tuần có đến ba hoặc bốn triển lãm, các triển lãm cũng được tổ chức ở Thái Lan và Singapore.
Ở Malaysia và những quốc gia châu Á khác, sự phổ biến của serama hầu như là vì vẻ đẹp và kích thước tí hon của chúng, điều khiến người ta có thể nuôi gà thậm chí cả trong nội thành.
Việc lai tạo vẫn đang tiếp diễn để hoàn thiện hơn nữa giống gà và và cải thiện kích thước, tính cách, hình dáng và vẻ đẹp tổng thể của chúng.
Việc giảm kích thước gà serama vẫn đang tiếp diễn với một số cá thể gà trống đạt 185 g và gà mái đạt 155 g.
Tính cách thân thiện và dạn người là một trong những đặc điểm chính khiến serama trở thành vật cưng ở khắp nơi trên thế giới.
Phân loại
Serama Malaysia
Ở Malaysia, giống gà này được gọi là ayam serama. Có hàng loạt biến thể và dạng khác nhau liên quan đến giống gà. Một số trong đó bao gồm thon (slim), táo (apple), tròn (ball) và rồng (dragon). Mỗi dạng đều có hình dáng khác nhau. Xin lưu ý rằng, hiện ở Malaysia cũng chưa có chuẩn cho các dạng gà serama này.
Sau đây là mô tả sơ lược về mỗi dạng gà: dạng thon tương đối cao, mảnh dẻ với ức nhỏ. Dạng này trông như thể có thể đặt vừa vào hình ống mà không có vấn đề gì. Dạng tròn có bề ngoài rất tròn trĩnh. Chân ngắn và cánh không thẳng đứng mà nghiêng một góc 45 độ hay hơn kém một chút tùy vào độ dài của cánh và chân. Ức nở tương tự như hình dáng loài chim. Dạng táo không rõ ràng lắm. Ức gà serama dạng táo hơi thấp và nở hơn một chút và chân dạng này có kích thước trung bình. Dạng rồng là dạng serama “cực đỉnh”. Đầu nằm xa về phía sau để mà, ở một số cá thể, ức thực sự cao vượt mặt. Cánh được giữ thẳng đứng, và chân có độ dài từ trung bình đến ngắn.
Gà serama dạng “rồng” có ức nhô hẳn ra phía trước, cao vượt mặt, chân thấp và cánh thẳng đứng.
>>KINH NGHIỆM VÀ QUÁ TRÌNH NUÔI GÀ THẢ VƯỜN CHO AE SƯ KÊ<<
Serama Mỹ
Gà serama được J. Schexnayder nhập khẩu vào Mỹ từ năm 2001 và thời đó được gọi là serama Malaysia dựa vào nguồn gốc xuất xứ của chúng. Bởi đây là đợt nhập khẩu gà serama lớn nhất nên hầu hết các hậu duệ ngày nay ở Mỹ đều bắt nguồn từ số gà này. Cũng có một vài đợt nhập khẩu khác nhưng số lượng gà rất ít.
Người Mỹ đã phát triển một dạng serama mới từ số gà nhập khẩu bao gồm nhiều dạng khác nhau. Bởi số lượng gà nhập khẩu là quá nhỏ để lai theo từng dạng riêng – được biết ở Malaysia có đến 9 dạng khác nhau. Tất cả gà serama, chủ yếu gồm hai dạng phổ biến nhất là “táo” và “thon”, được kết hợp với nhau để tạo ra một dạng mới.
Vào năm 2002, Hội đồng serama Bắc Mỹ (SCNA) xây dựng tiêu chuẩn cho giống gà này. Đó là khi thuật ngữ gà “serama Mỹ” xuất hiện. Gà serama Mỹ không chỉ là những con xuất xứ từ Mỹ, mà là những con serama theo kiểu Mỹ. Những người sáng lập hội đồng viết bản tiêu chuẩn dựa trên sự kết hợp của hai dạng gà là thon và táo. Bởi vì những thuật ngữ phát sinh chẳng hạn serama thon-táo sẽ gây nhiều hiểu lầm nên hội đồng đặt tên là serama Mỹ, tức dạng serama được phát triển ở Mỹ. Việc chọn ra một dạng và gắn bó với nó là điều cần thiết vì gà serama ở Malaysia phân hóa rất mạnh, điều có thể thấy thông qua sự tồn tại của hàng loạt dạng gà ở đó.
Bởi vì thuật ngữ serama Mỹ ra đời, hiện nay ở Mỹ cũng có cả dạng gà được gọi là “serama Malaysia”. Điều này gây ra một số nhầm lẫn nhất định bởi vì một số nhà lai tạo hiểu serama Malaysia như là “serama kiểu Malaysia” thay vì “serama xuất xứ từ Malaysia”. Họ gọi gà của mình là serama Malaysia nhưng thực ra đó là một biến thể từ dạng serama Mỹ với đặc điểm chân ngắn hơn và cánh dài hơn; chẳng qua là sự kết hợp rõ nét hơn giữa dạng thon và dạng táo. Vào thời điểm này, gà serama ở Mỹ đang trong giai đoạn phát triển sơ khai nên có một số khó khăn trong việc phân biệt giữa serama Mỹ với “serama Malaysia”. Sau khoảng 5 năm nữa, điều này sẽ thay đổi và những dạng gà sẽ phân hóa một cách rõ rệt. Hiện tại, đa số mọi người đều hiểu serama Malaysia như là serama xuất xứ từ Malaysia.
Đợt nhập khẩu chính từ Malaysia vào Anh được thực hiện vào năm 2004. Gà serama cũng được nhập khẩu từ Mỹ. Do đó ở Anh có cả serama Mỹ lẫn serama Malaysia.
Tiêu chuẩn serama Mỹ
Chuẩn SCNA công nhận các lớp A, B và C, chuẩn những nơi khác chỉ đơn giản công nhận lớp A và B. Lý do SCNA công nhận 3 lớp (mặc dù hầu như chỉ có gà lớp B và C) là vì họ không muốn tạo ra rào cản cho chính mình vào thời điểm này.
Lớp A – gà trống trưởng thành dưới 350 g, gà mái trưởng thành dưới 325 g
Lớp B – gà trống trưởng thành dưới 500 g, gà mái trưởng thành dưới 425 g
Lớp C – gà trống trưởng thành dưới 600 g, gà mái trưởng thành dưới 525 g
Lớp duy nhất cho gà trống tơ – dưới 500 g
Lớp duy nhất cho gà mái tơ – dưới 425 g
Thang điểm
Kiểu – 30 điểm
Tính cách – 25 điểm
Đuôi – 15 điểm
Cánh – 10 điểm
Lông – 10 điểm
Điều kiện – 10 điểm
Tổng số điểm = 100
Gà trống
Mồng: lá, kích thước trung bình, nằm vững chãi và cân bằng trên đầu, mồng dựng và thẳng, gai mồng phân bố đều với 5 gai, viền ngoài và giữa lá mồng có cùng kích thước, cong vừa phải, lá mồng kéo dài vừa đủ về phía sau đầu.
Mỏ: mạnh mẽ, to và hơi cong.
Mặt: nhỏ, tròn, láng và nhuyễn, không nhăn nhúm hay có nếp gấp.
Mắt: tròn, lanh lợi.
Tích: trung bình, tròn, láng và nhuyễn, không nhăn nhúm hay có nếp gấp.
Tai: nhỏ, hình ô-van, sát vào da đầu.
Đầu: nhỏ, ngả về sau kiêu hãnh.
Cổ: dài trung bình, cong về phía sau phô bày ức, đầy đặn và duyên dáng từ đầu xuống đến vai.
Lông cổ: dày, đổ tự nhiên từ trước ra sau, phủ lên hai vai.
Lưng: cực ngắn, rộng, hình dạng như chữ V với cổ và lưng là hai vách.
Lông mã: hơi cong, đầu nhọn như mũi kim phủ lưng và hai bên hông, lan rộng, chồng lên đuôi và các lông phụng tá (lesser sickle).
Đuôi: kích thước vừa phải và dựng đứng để gần như chạm gáy.
Lông đuôi: xòe vừa phải và xếp chồng lên nhau gọn gàng, dựng lên sau đầu, nhìn ngang có hình chữ A.
Lông phụng chủ: trung bình cho đến dài, cứng, chắc, hình lưỡi kiếm bản rộng hơi cong.
Lông phụng tá: xòe đều, kích thước trung bình, dựng đứng, hình lưỡi kiếm lẫn trong đám lông tơ.
Lông tơ (covert): nhiều, phủ đầy, lan đều đến đuôi.
Cánh: rộng, dài, khép chặt, thẳng đứng nhưng không chạm đất; vai và chính diện: nhô, lông cổ hơi phủ lên
Cánh vai (bow): tròn trĩnh.
Lông phủ (wing covert): bản rộng, tạo thành hai hàng cắt ngang cánh.
Lông sơ (primary): bản vừa phải, khá dài, bị lông thứ che hoàn toàn.
Lông thứ (secondary): bản rộng, thon dần về cuối, viền cánh (wing bay) lộ rõ.
Ức: cao, to, đầy đặn, nhô hẳn ra phía trước so với mỏ, liền lạc từ đầu, cổ cho đến ức – hình chữ S.
Thân và phần hậu: thân ngắn và rộng, ngả từ trước ra sau; phần hậu ngắn và đầy đặn.
Chân: chiều dài trung bình, xoãi rộng, song song với nhau và không vòng kiềng (bowing) hoặc chụm khuỷu (knock-knee), tỷ lệ phù hợp.
>>TRUYỆN KỂ VỀ THẦN KÊ CỰC HAY CHO AE SƯ KÊ<<
Đùi: ngắn, to ở trên và thon dần xuống khuỷu.
Cẳng: ngắn, tròn, trơn láng, vảy đều.
Ngón: bốn ngón, thẳng, xòe đều, vẩy đều.
Hình dáng: nhỏ, rộng, gọn, nhanh nhẹn, thon, dáng vương giả.