Chữa bệnh cho gà và phòng bệnh đậu gà – gà cắn mổ hiệu quả

Chữa bệnh cho gà khi gà đang trong mùa dịch là rất cần thiết, phòng bệnh cũng có thể là vấn đề đi đầu trong mô hình nuôi gà lớn. Trong đó, có 2 căn bệnh cần lưu ý đó là bệnh đậu gà và gà mổ cắn, hai căn bệnh rất thường gặp, khó trị, dễ chết, giảm năng suất, chất lượng, thiệt hại nhiều cho hộ chăn nuôi. Trên choidaga.online  hôm nay xin trình  bày thêm về cách phòng và chữa 2 căn bệnh đã nói trên, hữu hiệu và an toàn .

Bệnh đậu gà và cách chữa, phòng bệnh một cách hữu hiệu :

  • nguyên nhân gây ra là do virut poxviruses, đó là nguyên nhân hàng đầu làm bệnh lây lan nhanh và thiệt hại ghê gớm .
  • Cách lây lan của bệnh cũng giống các bệnh khác, nhưng phải đề phòng thêm các côn trùng hút máu khác, cụ thể là muỗi, vì chúng làm phát tán rất nhanh và khó kiểm soát nhất .
  • Virut này rất mạnh và sống được với mọi môi trường thời tiết khác nhau, sống được trong thời gian khá dài, vì thế chúng được xếp vào loại virut cứng đầu nhất .
  • Ta có thể chia bệnh ra làm 2 loại khác nhau để dễ phân biệt :
    •  thứ nhất là thể khô : đậu thường mộc trên da gà , mộc những chỗ không có lông như: tích, chân, mũi, mào, hậu môn, da dưới cánh. Nhữn nốt mụn sưng tấy đỏ rồi chuyển sang màu tím dần, chuẩn bị là đóng vảy dễ bong, gà bị bệnh thường hay lắc đầu, ăn kém , vảy mỏ.
      • tiếp theo thể ướt : đậu hay mộc ở niêm mạc của gà, chúng còn được gọi là defteria.
        • lúc đầu chúng bị viêm cata ở niêm mạc miệng , rồi thanh quản, làm gà ho, sau đó vẩy mỏ, tiếp lục vết viêm loang ra,phông lên, từ màu hồng  chuyển sang màu đỏ sẫm, chúng bắt đầu dày lên tạo thành các màng giả ngay miệng, làm cho gà khó ăn và khó thở .
        • tiếp tục là tích gà sưng lên và phù thủng, mắt cũng sưng lên to dần, làm gà đau đớn, không ăn được gì dẫn đến yếu sức, cuối cùng là làm gà chết.
        • có tình trạng hiếm là gà bị cả 2 thể trên ướt và khô, nếu bị như thế thì gà còn nhanh chết hơn.
  • Cách phòng bệnh cho gà bằng cách dùng vắc xin nhược độc(có nghĩa là virut sống) công dụng rất mạnh và công hiệu cực tốt. Ta tiêm chủng cho gà từ 7-14 ngày, và nhớ chỉ chủng 1 lần cho gà nuôi lấy thịt. Còn đối với gà giống thì chủng từ 70-120 ngày tuổi .
  • Dụng cụ để tiêm chủng là : ta dùng kim loại đặt biệt sắc nhọn và có rảnh như kim may đồ, khi đó nhúng vắc xin và đâm xuyên thủng qua làn da mỏng dưới cánh của gà . Thời gian kiểm tra khoảng 2-3 ngày sau, ta sờ vào vết tiêm nếu thấy nổi cộm lên là chúng ta tiêm đạt yêu cầu, còn không có vết cộm thì nhớ tiêm lại cho gà.
  • Nếu có bệnh, thì ta phải phát hiện sớm kịp thời, nhớ tiêm chủng lại cho toàn bộ đàn gà trong chuồng nuôi.
  • Tiếp theo là cách chữa bệnh : chữa bệnh chỉ áp dụng với thể khô, bằng cách cậy các mụn vẩy đậu ra, sát trùng bằng cách bôi cồn i ốt nitrat bạc, glycerin…. sau đó ta cho chúng uống kháng sinh, ở những hộ gia đình thường bôi dầu lửa và đốt mụn . Thường xuyên sát trùng , vệ sinh thú y, vảy mụn đậu thì phải đốt.

>>Phòng bệnh và vệ sinh khi nuôi gà công nghiệp <<

Bệnh mổ căn ở gà và cách phòng bệnh hay :

  • bệnh mổ cắn gây ra thiệt hại cũng rất lớn cho mô hình công nghiệp, chúng được phân ra nhiều loại như sau :
    • đầu tiên nói về bệnh mổ cắn hậu môn : chúng xuất hiện ở đàn gà khi vào giai đoạn sinh đẻ và đẻ sản lương nhiều. Khi gà đẻ nhiều sẽ làm dãn dạ con ra, đẻ trứng to thì sẽ gây ra loài dom. Khi màu hồng của dạ con loài ra ngoài, chúng tạo ra nhiều kích thích làm các gà khác mổ vào hậu môn , nhiều lần như thế làm chảy máu, nếu chảy máu thì càng làm kích thích các gà khác xúm lại mổ vào đó. Nhiều gà khi bị mổ cắn nhiều lần làm ruột và nội tạng loài ra ngoài khiến gà chết .
  • tiếp theo đến trường hợp gà mổ lông : do nhốt trong diện tích khá hẹp và thiếu dinh dưỡng, nhất là chất khoáng, từ đó dẫn đến gà mổ lông nhau, có khi nuốt những cộng lông mổ được , quanh ống chân lông tạo ra nhiều sắc tố có màu nâu sẫm .
  • thứ ba là gà mổ cắn chân, do thiếu thức ăn và đói vì máng quá cao, ít máng ăn, nên gà hay mổ chân của chính mình và gà bên cạnh, trường hợp này xảy ra nhiều ở gà con .
  • cuối cùng gà mổ đầu : thường xảy ra ở gà trống hay đá nhau, nhốt trong lồng, gây tổn thương ở tích và mào, cũng có trường hợp xảy ra ở gà mái.

>>các bệnh thường gặp ở gà công nghiệp <<

  • nguyên nhân gây bênh :
  • thức ăn kém dinh dưỡng , thiếu chất khoáng
  • thiếu ăn , bị đói để khá lâu
  • lượng bắp quá nhiều trong thức ăn
  • máng ăn uống không đúng quy đinh, số lượng ít, làm gà con phải tìm thức ăn và xảy ra mổ cắn nhau.
  • nhốt nhiều con trong diện tích chật hẹp
  • chuồng nhốt quá sáng
  • hoặc do ngoại ký sinh trùng kích thích gây ra

mo2

  • khi gà mổ cắn xảy ra vì nguyên nhân nào đó, thì từ từ hình thành thói quen mà không cần bất cứ nguyên nhân nào xảy ra .
  • Biện pháp để phòng bệnh là : trước hết ta phải cho gà ăn đầy đủ dinh dưỡng, tiếp tục cung cấp đầy đủ máng ăn, máng uống, không nên để gà đói quá lâu, gà sau khi phát hiện bệnh thì cho ăn ít ngô lại… chuồng không nên nhốt chật hẹp quá, sau đó phải cho môi trường thông thoáng, tránh cường độ ánh sáng quá mạnh, cần cắt mỏ gà, nhất là gà đã bị bệnh .
Close [X]
chơi đá gà