Chăm sóc gà và chữa các bệnh thường gặp cho mô hình công nghiệp

Chăm sóc gà là rất quan trọng, khâu phòng và chữa bệnh còn quan trọng hơn. Những bài trước mình có nêu những cách tránh dịch, phòng bệnh cho gà công nghiệp. Hôm nay trên choidaga.online mình xin trình bày cụ thể về cách chữa trị các bệnh thường gặp trên gà công nghiệp hoặc nuôi gà qui mô lớn. Thực hiện theo những cách mình sắp nói dưới đây sẽ giữ cho đàn gà an toàn và chống chọi được các bệnh, an tâm chăn nuôi hơn .

Trước tiên chúng ta bàn về căn bệnh bạch lý – thương hàn trên gà :

Bệnh bạch lý hay còn gọi là pullorosis 

  • Hai bệnh này là hai bệnh riêng lẻ và có hai nguyên nhân gây ra, đó chính là 2 loại virut salmonella polorum và  salmonella gallinarum gây ra, tuy nói 2 loại virut nhưng chúng có đặc điểm giống nhau và tính gây hại cũng tương đồng , vì vậy biện pháp phòng tránh và chữa trị thường áp dụng chung 1 cách .
  • 2 căn bệnh này lây lan rất khủng khiếp, nhanh chóng mặt, cần ngăn chặn theo biện pháp mà bộ y tế đã công bố, chúng lây qua đường sinh sản cho thế hệ sau bằng cách qua trứng bị nhiễm khuẩn từ mẹ, lây qua các con khác bằng cách tiếp xúc trong đàn.

b15

  • Gà con thường có biểu hiện nhiễm bệnh sau khi nở hoặc đã nở được 3- 10 ngày, chuyển qua thể cấp tính rất nhanh trong vài ngày đến vài tuần và có biểu hiện như là : ủ rủ, con mắt cứ lim dim, phát ra tiếng kêu liên hồi, thường khi bệnh thì chúng không ăn, trong tình trạng lạnh cống nên thường bu lại quanh đèn để sưởi ấm .
  • Nếu lây lan qua bằng đường hô hấp thì gà sẽ thấy khó thở và đi ngoài phân có dạng lỏng, hôi thối và có màu vàng lục,  về sau sẽ chuyển thành màu xám trắng , khi trở nên nặng hơn thì phân trắng như vôi .

b16

>>Các thế đá gà và cách chăm sóc gà cựa sắt <<

  • Đi tiêu nhiều khiến phân tụ quanh đít gà, tụ thành lớp dày bịt kín và khiến gà không còn đi tiêu được nữa
  • Khi mắc bệnh bạch lý thì tỉ lệ gà chết được thống kê là khá cao, khoảng 95% trên tổng số gà bị mắc bệnh, do đó bệnh làm thiệt hại rất nặng về số lượng và chất lượng của đàn gà.
  • Còn ở gà lớn thì bệnh bạch lý ít biểu hiện, thường có 1 số biểu hiện khi chuyển sang thể cấp tính như là : đi tiêu chảy lỏng, suy nhược, màu nhợt nhạt , xù lông và ăn kém, đẻ thưa rồi cuối cùng sao 1 thời gian sẽ ngưng đẻ.

b12

  • một số gà bệnh làm trứng rơi trong xoang bụng và tích nước, làm cho bụng gà phình to, chạm đất và sau đó vài tuần hoặc vài tháng sẽ chết.

*Bệnh tích ở gà con khi bệnh bạch lỵ : gan xưng to như nấu chín, có nhiều chấm hoại tử màu trắng xám, có khi xuất huyết , mật căng lên, còn lá lách thì xưng lên, tim cũng có những nốt hoại tử như gan và lách . Tim gà bị biến dạng méo mó, bị co thắt ở tâm thất, còn phổi , ruột già, manh tràng, bao tử cũng dần hoại tử giống như các bộ phận trên . cuối cùng dẫn đến tử vong.

b14

*Tiếp theo là bệnh tích ở gà lớn : Buồng trứng bị biến dạng,  chuyển thành màu xanh vàng, méo mó, màng bọc trứng dày lên dần , nổi lên những mạch máu to khác thường. Những trứng non bị biến thành màu khác, không còn màu vàng như trứng bình thường nữa .

>>Phòng bệnh khu chăn nuôi gà và vệ sinh đúng cách <<

Và tiếp theo là triệu chứng bệnh  thương hàn(typhus avium) :

  • Nếu gà lớn bị bệnh sẽ biểu hiện rõ rệt hơn, khi chuyển thể cấp tính thì nhanh chết và chết nhiều hơn dạng bình thường, tỷ lệ khi thống kê là khoảng 20-75% trên tổng số gà mắc bệnh .
  • gà mắc bệnh thường nằm phủ mặt đất và thở hì hục, rấ khát nước, còn thể mạn tính thì gà chỉ đi tiêu chảy, yếu ớt, kiệt sức dần.

b11

  • Có trường hợp gà bị bể trứng trong xoang bụng và chết đột ngột, bệnh này khá nguy hiểm cũng không thua gì bệnh bạch lỵ.
  • Bệnh tích của thương hàn cũng giống như bạch lỵ : cũng làm gà tiêu chảy, lách , gan , tim  xưng và hoại tử …. gà cũng yếu dần và dễ chết.

Cách phòng bệnh cho gà đối với 2 căn bệnh này :

  • chúng ta lấy máu gà thử nghiệm bằng phương pháp phản ứng ngưng  kết với kháng nguyên, từ đó phát hiện sớm thì sẽ dễ điều trị ngăn chặn hoặc thải loại những gà bệnh ra khỏi khu chăn nuôi.
  • Thường tiêm chủng vắc xin để phòng bệnh , vì khi bệnh rồi rất khó điều trị và thiệt hại lan ra cho cả đàn.
  • Các loại gà nuôi lấy thịt hoặc nuôi hậu thì ta nên dùng kháng sinh hòa vào nước cho uống trong thời gian mới nở hoặc những ngày tuổi đầu tiên.

b17

  • kháng sinh và thuốc sulfamid điều trị bệnh dứt trên lâm sàng không diệt được gốc vi khuẩn, cho nên phải dùng triệt để cho gà ốm có phản ứng dương tính có thể chưa có triệu chứng .

Tổng kết lại là các bạn phải tiêm vắc xin thường xuyên để tránh khả năng gà bị mắc bệnh cao nhất, vì bệnh có cách chữa nhưng rất khó khăn và không triệt để, chính vì vậy người ta mới nói là “phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”

Close [X]
chơi đá gà